Có nên dùng kéo dài thuốc muối chữa viêm dạ dày hay không?
Theo quan niệm mới viêm dạ dày là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori, cho nên muốn chữa tận gốc phải dùng kháng sinh kìm hãm, tiêu diệt vi khuẩn này.
Nếu mới bị bệnh vi khuẩn chưa kháng thuốc thì có thể dùng phác đồ thứ nhất gồm cặp kháng sinh clarithromycin + amoxicylin hay clarithromycin + metronidazol hoặc phác đồ thứ hai gồm cặp kháng sinh clarithromycin + amoxicylin hay clarithromycin + nitroimidazol hoặc phác đồ thứ ba gồm cặp kháng sinh nitroimidazol + tetracyclin hay amoxicilin + furazolidon.
Nếu bị bệnh đã lâu, vi khuẩn đã kháng thuốc thì dùng phác đồ clarithromycin + tinidazol.
Để chữa triệu chứng tiết acid, thầy thuốc thường cho dùng kết hợp với các thuốc chống tiết acid. Tùy theo dùng phác đồ kháng sinh mà dùng thuốc chống tiết acid thích hợp (omeprazol, lansoprozol, rabeprazol, ranitidin) thuốc có tác dụng ức chế bơm proton chống tiết acid, ngăn ngừa việc tiết acid tại gốc, nếu dùng đúng liều thì việc giảm acid có mức độ thích hợp không ảnh hưởng gì đến hoạt động của dạ dày Việc chống tiết acid này còn làm tăng hiệu lực của các kháng sinh.
Để giảm cơn đau người ta còn dùng các chất có tính keo như các hydroxyd nhôm (maalox). Những chất này bao che vết loét, làm cho chỗ loét không tiếp xúc với acid nên làm giảm đau
Việc dùng natribicarbonat có lợi là làm trung hòa trực tiếp acid làm giảm cơn đau nhanh. Song đây chỉ là một loại thuốc chữa triệu chứng không chữa nguyên nhân bệnh như các thuốc kháng sinh nói trên. Khi dùng nhiều, thường xuyên thì acid bị giảm mạnh, cơ thể phản ứng lại bằng cách tiết acid ra nhiều hơn, do đó làm cho môi trường dạ dày càng về sau càng bị acid hơn, sẽ không có lợi. Thêm vào đó, phản ứng trung hòa trực tiếp này còn tạo ra khí carbonic làm đầy hơi khó tiêu giống như khi ta uống nhiều nước giải khát có gaz (khí carbonic).
Trong các loại thuốc nam có các thuốc như mai mực (ô tặc cốt), vỏ hàu. Chúng chứa các loại carbonat và cũng tác dụng trực tiếp với acid chlohydric tương tự như natribicarbonat. Cũng không nên dùng thường xuyên vì chúng cũng gây ra các tác hại tương tự.
Vì vậy, chỉ dùng natribicarbonat hay các loại thuốc nam trên làm giảm cơn đau có liều lượng, nhất thời không nên dùng bất kể liều lượng, thường xuyên, đặc biệt không nên dùng kéo dài như một loại thuốc dự phòng.
- Liệt kê 10 lí do khiến các bà mẹ muốn ở nhà chăm con (Chủ nhật, 16:05:04 02/08/2020)
- Âm nhạc: Không chỉ giúp giải trí mà còn là liều thuốc diệu... (Thứ sáu, 16:35:03 31/07/2020)
- Những điều cần biết về tiêm phòng vắc xin Bạch hầu - Ho gà... (Thứ năm, 16:06:02 30/07/2020)
- "Gu" đàn ông của phụ nữ của từng độ tuổi (Thứ Ba, 00:33:06 07/07/2020)
- Tổng kết ý nghĩa của 6 loại ác mộng phổ biến nhất (Thứ năm, 17:00:07 28/02/2019)
- 7 quái vật kinh dị có thể "tung tăng" trong cơ thể bạn (Thứ năm, 16:10:08 28/02/2019)
- Kiểm tra "chất lượng" đi vệ sinh để đảm bảo sức... (Thứ năm, 15:40:04 28/02/2019)
- Nâng mũi bằng kẹp: Đẹp đâu chẳng thấy chỉ thấy hại! (Thứ tư, 11:20:04 27/02/2019)
- Sưởi ấm bằng than: Đừng đùa giỡn với tính mạng! (Thứ tư, 09:10:09 27/02/2019)
- Những sự thật về "hóa chất hạnh phúc" dopamine bạn... (Thứ tư, 08:30:08 27/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:09 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:03 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:02 12/02/2023