Huyết tương "bất lực" trong chữa trị chấn thương gân kheo

Các điều trị tốn kém, dựa trên các thành phần khác có sẵn trong máu liệu có giúp đẩy nhanh tiến độ phục hồi tổn thương cơ gân kheo?

Mặc dù liệu pháp điều trị này được các vận động viên hàng đầu ưa chuộng nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêm huyết tương giàu tiểu cầu không mang lại nhiều lợi ích khách quan, ít nhất là khi nó được sử dụng theo một cách nhất định.

Đội trưởng của cuộc nghiên cứu này công bố trên số ra ngày 26 tháng 6 của một tờ báo về thuốc của Anh cho rằng so với việc tiêm giả dược thì họ không thấy lợi ích từ việc tiêm huyết tương giàu tiểu cầu về khía cạnh thúc đẩy thời gian khôi phục cần thiết để vận động viên có thể quay lại để chơi thể thao và ngăn ngừa nguy cơ bị chấn thương lần nữa.

Tiến sĩ Lewis Maharam, một chuyên gia y học thể thao ở thành phố New York giải thích: Gân kheo là cơ bắp ở mặt sau của đùi và chủ yếu để cử động hông và đầu gối. Nếu nó được làm nóng lên thì các cơ bắp này sẽ được kéo dãn ra như kẹo kéo khi ấm. Còn nếu chúng không được làm nóng lên thì chúng trở nên cứng nhắc và rất dễ bị rách trong lúc tập thể thao. Những người bị thương sẽ thấy được rằng nó đau khi họ chạy và cũng có thể đau ngay cả khi họ chỉ đi bộ. Hơn thế nữa, nó có thể đau liên tục tùy theo vết rách cơ đó lớn đến thế nào.

Trước đây, các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp bị rách gân kheo có thể phải rời sân từ 8 đến 12 tuần để phục hồi thông qua việc nghỉ ngơi và vật lý trị liệu Maharam nói. Và ông đưa ra giả thuyết rằng tiêm huyết tương giàu tiểu cầu có thể tạo nên một sự khác biệt lớn. Ông cho rằng, khi huyết tương được tiêm một cách chính xác thì bệnh nhân sẽ phục hồi lâu nhất là khoảng 2-3 tuần và sau đó họ có thể chạy trở lại.

Mục tiêu của biện pháp điều trị này là thu hút các tế bào gốc có chức năng sửa chữa của cơ thể để chúng giúp phục hồi chấn thương gân kheo, ông nói. Để làm được điều này, bác sĩ phải gửi máu của bệnh nhân đến phòng thí nghiệm để xử lý tách lấy tiểu cầu và các thành phần trong hệ thống miễn dịch được gọi là tế bào lympho. Sau đó chúng được tiêm vào cơ thể bệnh nhân ngay tại vị trí chấn thương và theo lý thuyết thì việc này ít nhất cũng có tác dụng xin sự trợ giúp từ các tế bào gốc đến để cứu chữa.

Tuy nhiên, trên thực tế thì vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy cách điều trị này có tác dụng với chấn thương gân kheo và các công ty bảo hiểm cũng không chi trả chi phí cho cách điều trị này bởi vì đó vẫn chỉ là thử nghiệm. Mỗi mũi tiêm có giá $ 500 đến $ 1,000 nhưng số liều tiêm để chữa trị thì vẫn đang nằm trong thời gian tranh cãi.

Trong nghiên cứu gần đây, các nhà nghiên cứu đã tiêm hoặc huyết tương giàu tiểu cầu hoặc nước muối (giả dược) cho 80 vận động viên bị chấn thương gân kheo và theo dõi họ trong 6 tháng.

Kết quả cho thấy biện pháp điều trị dường như không có hiệu lực. Thời gian phục hồi trung bình để quay lại chơi thể thao của các vận động viên là 42 ngày đối với cả hai nhóm. Khoảng 15 % các vận động viên ở cả hai nhóm bị chấn thương lại.

Các nhà nghiên cứu cho rằng việc điều trị có thể không có tác dụng vì lượng huyết tương vẫn chưa đủ để thúc đẩy quá trình chữa lành. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật