5 điều cần kiêng khem khi bị thủy đậu ai cũng cần phải biết

Trong quá trình điều trị bệnh thủy đậu, nếu không kiêng khem đầy đủ sẽ khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.

Bệnh thủy đậu hay gặp nhất ở trẻ em và thường không quá nguy hiểm. Tuy nhiên ở các đối tượng khác như người lớn phụ nữ mang thai và người suy giảm miễn dịch tác động của vi-rút VZV có thể nghiêm trọng hơn.

Thủy đậu - dân gian còn gọi là bỏng rạ, trái ra, là một bệnh truyền nhiễm, thường gặp ở trẻ từ 1 - 6 tuổi, xuất hiện nhiều nhất từ tháng 2 - 4 hàng năm.

Theo Đông y, nguyên nhân là do phong nhiệt thời độc bên ngoài xâm nhập cơ thể qua mũi họng, kết hợp với thấp tích tụ lâu ngày bên trong ảnh hưởng đến tạng phế và tỳ, tạo nên các mụn nước trên mặt và toàn thân.

Nếu không điều trị tốt, giữ vệ sinh đầy đủ sẽ gây biến chứng như nốt phỏng bị nhiễm khuẩn lở loét; viêm phổi viêm não viêm thận cấp ở một số ít trẻ cơ thể ốm yếu.

Triệu chứng

Triệu chứng ban đầu của bệnh là hắt hơi sổ mũi nhức đầu rối loạn tiêu hóa Vài ngày sau xuất hiện những nốt đỏ rải rác ở sau lưng sau đó lan ra khắp chân tay, sau khi nổi lên ở chính giữa có một bọng nước gọi là bào chẩn.

Bào chẩn lớn dần không đều nhau, hình bầu dục chứa nước trong, không mưng mủ, có viền đỏ xung quanh, kéo dài độ vài ngày thì khô và bong ra, nốt này mọc thì nốt kia bay.

Bệnh thủy đậu kiêng những gì?

Trong quá trình điều trị bệnh thủy đậu nếu không kiêng khem đầy đủ sẽ khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn, thậm chí có thể gây tổn thương thần kinh ung ương ung thư da, nguy hiểm nhất là gây tử vong Vậy bệnh thủy đậu kiêng những gì?

1. Kiêng chỗ đông người

Bệnh thủy đậu là một trong các bệnh lý lây qua đường không khí từ người này sang người khác. Ngay từ khi da xuất hiện các vết đỏ hồng, vi-rút đã có khả năng lây sang những người xung quanh. Vì vậy, trong thời gian mắc bệnh thủy đậu (khoảng từ 1-2 tuần), người bệnh tốt nhất nên tránh xa những chỗ đông người.

2. Dùng riêng đồ dùng cá nhân

Nhiều người khi mắc bệnh thường băn khoăn không biết bệnh thủy đậu kiêng những gì. Theo các chuyên gia cho biết do bệnh dễ lây truyền nên trong quá trình mắc bệnh, bạn nên sử dụng đồ dùng cá nhân riêng, đặc biệt là khăn mặt, bát đũa, nước uống,…

3. Kiêng gãi, làm vỡ nốt thủy đậu

Để bệnh thủy đậu nhanh chóng được cải thiện, người bệnh tuyệt đối không được gãi hay làm vỡ các nốt thủy đậu. Để hạn chế khả năng này có thể xảy ra khi không kiềm chế được, bạn nên cắt hết móng tay giữ cho da luôn khô và sạch đồng thời cũng nên mặc các loại quần áo mềm mại để tránh cọ sát vào da. Những nốt thủy đậu khi bị vỡ không chỉ để lại sẹo xấu mà còn làm lan nhanh mụn sang những vùng da khác.

4. Kiêng ăn thực phẩm tanh

Trong chế độ ăn uống thì bệnh thủy đậu kiêng những gì? Khi bị thủy đậu, người bệnh tuyệt đối không nên ăn các loại thực phẩm tanh như hải sản thịt gà thịt vịt và thịt bò Thay vào đó nên ăn các loại thức ăn lỏng nhưng vẫn phải đảm bảo đủ calo và chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh và tăng sức đề kháng

5. Giữ vệ sinh thân thể

Theo các chuyên gia phụ khoa, những người bị thủy đậu nên kiêng nước và gió để tránh làm cho các chất bẩn trên da đi qua các vết loét và thấm sâu gây nhiễm trùng da Vì vậy, khi bị bệnh, bạn chỉ nên sử dụng nước ấm và khăn mềm để lau người cho sạch. Và cần lưu ý khi lau rửa phải nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh đến các nốt thủy đậu gây vỡ và nhiễm trùng Sau khi lau, bạn nên sử dụng khăn mềm để thấm khô người.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật