Bật mí cho bạn cách để chủ động phòng ngừa các bệnh mùa hè cực hiệu quả

Về mùa hè, các bệnh liên quan thời tiết mùa hè (như say nắng, cảm lạnh, tiêu chảy, viêm mũi họng, viêm phổi, chốc lở, rôm sẩy...), các bệnh truyền nhiễm đường ruột (như bệnh tả, bệnh lỵ, thương hàn, tay - chân - miệng, cúm A H5N1, lợn tai xanh...), các bệnh truyền nhiễm do côn trùng trung gian truyền bệnh (Dengue sốt xuất, viêm não do muỗi truyền bệnh...) gia tăng mạnh, đôi khi phát triển thành dịch.   

Để phòng tránh các bệnh liên quan thời tiết mùa hè, mọi người cần lưu ý:

- Tắm gội hằng ngày tránh để ngứa ngáy, khó chịu do bụi bậm mồ hôi ứ đọng nhất là trẻ em; năng thay quần áo mỗi khi bị mưa ướt hay ra nhiều mồ hôi nhất là những trẻ hiếu động để tránh bị cảm lạnh chốc lở, nhiễm nấm; cũng không để trẻ gãi hay “giết” rôm (sẩy) để tránh làm tổn thương da nhiễm trùng da

- Làm việc hay đi học trong những ngày nắng nóng, cần có đủ nước uống; đội nón, đội mũ rộng vành... để không bị say nắng

- Không uống nhiều nước đá không ăn những thức quá lạnh.

- Không để quạt điện xối thẳng vào người, nhất là trẻ nhỏ vì trẻ dễ bị cảm lạnh càng không nên bật quạt, đi nằm sau khi tắm xong; không đột ngột ra - vào phòng điều hòa để tránh bị cảm lạnh Người bệnh tăng huyết áp càng phải thận trọng, không đột ngột ra - vào phòng đang chạy máy điều hòa nhiệt độ hay đột ngột từ phòng điều hòa bước ra ngoài trời nắng nóng... để tránh xảy ra tai biến mạch máu não

Do thời tiết nóng bức, cơ thể bị mệt mỏi; mồ hôi ra nhiều làm mất nhiều muối khoáng (chất điện giải) gây giảm độ toan của dịch vị sinh chán ăn Ăn ít uống nước nhiều, dịch vị đã ít lại bị pha loãng làm khả năng sát khuẩn của dịch vị giảm sút, vi sinh vật gây bệnh có cơ hội xâm nhập đường tiêu hóa và gây bệnh. Do vậy, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung, nhất là vệ sinh an toàn thực phẩm trong mùa hè là cách tốt nhất để phòng ngừa các rối loạn tiêu hóa phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm đường ruột, trong đó có một tỷ lệ đáng kể viêm não mà thủ phạm là virut đường ruột (như Enterovirut, ECHO, Coxackie...)

Để phòng ngừa các bệnh do muỗi truyền bệnh, cần đồng thời thực hiện tốt các biện pháp sau đây:

- Diệt bọ gậy (lăng quăng), loại trừ  nơi muỗi sinh đẻ, trú ngụ là biện pháp tích cực và hiệu quả nhất.  Khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm quanh nhà, quanh làng bản; loại bỏ những vật dụng quanh nhà, trong vườn (như thùng chứa nước tưới, gáo dừa, mảnh vỡ chai lọ bát đĩa, ly, chén, vỏ đồ hộp, lốp xe hỏng, mảnh ni-lông...)  đọng nước mưa; đậy kín chum, vại, bể chứa nước để muỗi không còn nơi đẻ; hằng tuần nhớ cọ rửa các đồ chứa nước để loại bỏ trứng muỗi, thả cá cờ để diệt bọ gậy.

- Sắp xếp nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, thoáng mát; không treo mắc quần áo để  muỗi không còn chỗ đậu.



- Tránh muỗi đốt: xua muỗi, đốt hương trừ muỗi, xoa thuốc chống muỗi lên những phần da hở; cho trẻ mặc quần dài, áo dài tay; không để trẻ chơi ở ngoài trời khi xẩm tối, không để trẻ ở trần hay chơi ở những xó xỉnh, tối tăm, ẩm thấp; cho trẻ ngủ màn kể cả những giấc ngủ ban ngày nhất là trẻ sơ sinh trẻ nhỏ.

- Với bệnh viêm não Nhật Bản B do muỗi Culex tritaeniorhyncus truyền đã có vaccin phòng bệnh, cùng việc chủ động áp dụng các biện pháp trên cần tiến hành tiêm vaccin phòng viêm não cho mọi trẻ trong độ tuổi 1-15, sống trong vùng dịch lưu hành theo đúng lịch tiêm chủng của cơ quan y tế địa phương. Công việc này phải được hoàn thành trước mùa dịch tức là trước tháng 5 hằng năm. Với các tỉnh miền nam, vì bệnh tản phát quanh năm, việc tiêm phòng cho những trẻ trong diện tiêm chủng mở rộng cần được tổ chức thường xuyên.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật