Bật mí những hệ gen động vật và cây trồng mang lại lợi ích cho y học

Nghiên cứu hệ gen động vật và cây trồng giúp y học sớm tìm ra liệu pháp chữa bệnh, nhất là những căn bệnh nan y mang tính di truyền mà đến nay con người chưa hiểu hết. Dưới đây là một số hệ gen triển vọng vừa được tạp chí Discover của Mỹ cập nhật.

Chuột chũi không lông

Đến nay đã hơn 30 năm kể từ khi con người giải mã thành công hệ gen đầu tiên, hệ gen của loại virut gây nhiễm khuẩn có tên bacteriophage fX174 và từ bấy đến nay con người đã lập được thêm nhiều kỳ tích khác, hiểu được nhiều hệ gen trong đó có cả bản đồ gen người. Nhưng có lẽ không có hệ gen nào làm cho các nhà khoa học phải ngạc nhiên là hệ gen của loài chuột chũi không lông châu Phi. Chúng sống hoàn toàn trong tổ ngầm dưới lòng đất, thiếu ánh sáng, thiếu ôxy nhưng tuổi thọ của nó lại cực kỳ cao, tương đương với chiều dài cơ thể (tính theo inxơ), khoảng 30 năm so với 4 năm của các loại chuột thường. Ngoài ra, chuột chũi không lông châu Phi còn không cảm thấy đau chịu được điều kiện sống khắc nghiệt, kháng bệnh đột quỵ ung thư Mới đây, các nhà khoa học đã giải mã sơ bộ hệ gen của loài vật này, kết quả đã công bố trên mạng, mở ra triển vọng mới giúp con người hiểu sâu thêm những đặc tính di truyền, đặc biệt là khả năng kháng ung thư đột quỵ và có tuổi thọ rất cao.

Quỷ Tasmania

Đây là loài thú quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng rất cao. Từ năm 1996 đến nay có tới 70% số lượng loài thú này bị tuyệt chủng do mắc chứng ung thư Hiện nay, các nhà khoa học đang ứng dụng hệ gen của loài động vật này để chọn giống và tạo ra những thế hệ thú mới khắc phục được căn bệnh nói trên và cũng là cách giúp con người hiểu được sâu hơn về ung thư, căn bệnh nan y hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị.

Cây ca cao

Cuối năm 2012, Công ty Mars Inc. của Mỹ thông báo cho biết họ đã lập xong bản đồ gen của cây ca cao Qua phân tích hệ gen của cây cacao, các nhà khoa học cho biết, trong tương lai sẽ cho ra đời loại cây cacao thế hệ mới chịu sâu bệnh và có hương vị ngon hơn giống cacao hiện có.

Hệ gen thú có túi Oppossum

Năm 2007, nhóm chuyên gia ở Viện công nghệ Massachusett Mỹ (MIT) đã giải mã thành công hệ ADN của thú có túi mang tên Opossum (thú có túi Ôpốt). Sau khi giải mã và so sánh với hệ gen của con người cho thấy, các gen liên quan đến miễn dịch của thú Ôpốt rất giống với con người nên phát hiện trên rất hữu ích, đặc biệt là giúp khoa học hiểu sâu thêm về hệ miễn dịch và đóng góp to lớn trong lĩnh vực nghiên cứu miễn dịch chữa bệnh cho con người trong tương lai.

Thú mỏ vịt

Thú mỏ vịt (Platypus) là con vật lạ nhất hành tinh, sống ở miền Đông Australia, tìm kiếm thức ăn dọc theo sông suối và cùng với thú lông nhím là hai loài thú duy nhất đẻ trứng Năm 2008, các nhà khoa học ở ĐH Louissiana Mỹ đã giải mã xong hệ gen của loài vật này và phát hiện thấy ADN của thú mỏ vịt giống như tính năng của động vật có vú, chim và bò sát.

Cá nóc

Năm 2002, các nhà khoa học đã khám phá được cấu trúc di truyền của loài cá này và phát hiện thấy 75% cá nóc có liên quan đến hệ gen của con người mặc dù cá và con người tách từ tổ tiên chung cách đây trên 400 triệu năm. Bằng cách so sánh hệ gen người và gen cá nóc, các nhà khoa học còn khám phá thấy gần 1.000 gen của con người chưa được xác định.

Chấy rận

Năm 2012, các nhà khoa học đã giải mã thành công bộ gen của chấy và phát hiện thấy hệ gen của chấy được sắp xếp vô cùng hợp lý, đặc biệt có vài gen có thể giải độc hóa chất độc hại nên giúp loài ký sinh trùng có thể tồn tại trong môi trường khắc nghiệt.

Bọt biển

Bọt biển là vật liệu có thể tái sinh, trừ khi môi trường đại dương ô nhiễm. Trong y học, bọt biển còn được xem là một trong những vật liệu lý tưởng cho việc nghiên cứu di truyền, nghiên cứu cơ bắp tế bào thần kinh và cung cấp thông tin về các sinh vật đa bào bởi trong bọt biển có chứa nhiều sinh vật nhỏ li ti. Năm 2010, các nhà khoa học đã giải mã thành công hệ gen của bọt biển và phát hiện các gen đã hỗ trợ các tế bào đơn tập hợp thành nhóm cũng như cách thức phân chia, gửi tín hiệu cho nhau, giúp chúng phân biệt bạn và thù. Bộ gen của miếng bọt biển cũng chứa các gen liên quan đến ung thư và các tế bào cá nhân sử dụng để chống lại ung thư chừng nào chúng còn tồn tại trong cùng một cơ thể.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật