Giải mã lý do tại sao hai người thiếu máu huyết tán không nên kết hôn
Tình đã cạn giống như một sa mạc cằn khô: Đàn bà khi hết yêu chắc chắn làm 5 việc
Muốn biết phụ nữ có một cuộc hôn nhân hạnh phúc hay không, chỉ cần quan sát những 2 điểm này
1. Hai người bị thiếu máu huyết tán thể nhẹ không nên kết hôn
Những người bị thiếu máu huyết tán thể nhẹ hoặc những người mang bệnh không có bất cứ triệu chứng nào, nhưng nếu hai người này kết hôn với nhau, có khoảng 25% nguy cơ con họ bị thiếu máu huyết tán thể nặng.
Có những xét nghiệm để chấn đoán sớm trong thai kỳ (thường là vào tuần 8-12) để xem bào thai có bị ảnh hưởng không. Những cặp đôi biết cả hai người đều bị thể nhẹ hoặc có con trước đã bị ảnh hưởng có thể cân nhắc lựa chọn này (xét nghiệm thực hiện bởi kỹ thuật lấy mẫu gai rau). Dựa trên những kết quả họ có thể quyết định nên tiếp tục hay chấm dứt thai kỳ
2. Thiếu máu huyết tán có thể dẫn tới thai lưu (trong nhiều trường hợp)
Đây là một rối loạn di truyền mà trẻ thừa hưởng từ bố mẹ. Bệnh thường xác định trong năm đầu đời. Bố mẹ hoàn toàn khỏe mạnh và không biết họ đang mang bệnh nên việc phòng ngừa khá khó khăn. Ở dạng nặng nhất của thiếu máu huyết tán thai nhi có thể chết trong bụng mẹ hoặc chết trong lúc sinh.
3. Bệnh làm tăng nguy cơ thiếu máu
Những người bị thiếu máu huyết tán có chuỗi hemoglobin khiếm khuyết. Hemoglobin được hình thành dưới dạng protein Alpha và beta-globin. Do khiếm khuyết trong hình thành globin ở protein các tế bào hồng cầu bị suy giảm hoặc phá hủy hoàn toàn. Do đó, những người bị thiếu máu huyết tán không thể tạo ra đủ hemoglobin, điều này gây thiếu máu trầm trọng. Chức năng chính của haemoglobin là mang oxy tới tất cả các cơ quan của cơ thể. Khi không có đủ hemoglobin trong cơ thể, khí oxy sẽ không được lưu thông đầy đủ tới các cơ quan trong cơ thể. Những cơ quan này sau đó sẽ trở nên thiếu oxy và hoạt động kém hiệu quả.
4. Bệnh đòi hỏi phải truyền máu thường xuyên
Trong những trường hợp thiếu máu huyết tán nặng, lượng hemoglobin bình thường giảm 50%. Do tạo máu kém, cơ thể trở nên vàng vọt, xanh xao. Nếu trẻ bị thiếu máu huyết tán thể nặng, trẻ cần được truyền trung bình 1 đơn vị máu mỗi tháng.
5. Người bệnh có nguy cơ bị bệnh gan và suy tim
Nhiều trẻ em bị thiếu máu huyết tán bị một số bệnh truyền nhiễm như viêm gan C và B. Ngoài ra, nếu thiếu sự hướng dẫn và hỗ trợ thích hợp trong liệu pháp kiểm soát bệnh, nhiều bệnh nhân sẽ bị bệnh và thậm chí tử vong vì bệnh gan hoặc suy tim khi ở độ tuổi 30-40.
- Tác hại của đường với chức năng tình dục của đàn ông (Thứ năm, 16:35:07 30/07/2020)
- Bác sĩ cảnh báo loài vi khuẩn 'ăn thịt người' từ món... (Thứ tư, 13:02:06 08/07/2020)
- Những điều tuyệt đối KHÔNG khi sơ cứu nạn nhân bị dính axit (Thứ tư, 10:10:01 27/02/2019)
- Giá trị "dược liệu" của gạo không thể không tìm... (Thứ tư, 09:20:09 27/02/2019)
- 6 sự thật khủng khiếp về các loại tiết canh "Made in nhà... (Thứ năm, 16:20:04 21/02/2019)
- Ðiều trị thế nào hiệu quả khi bị côn trùng cắn, đốt? (Thứ năm, 14:15:03 21/02/2019)
- Chậu cây cảnh trên bàn làm việc giải tỏa stress, bạn có biết? (Thứ năm, 11:15:01 21/02/2019)
- Mẹ Nhật trị ho cho con bằng cam nướng đơn giản không ngờ (Thứ năm, 10:40:06 21/02/2019)
- 7 loại cây giúp ngon giấc nên có trong phòng ngủ nên trồng... (Thứ tư, 11:05:08 20/02/2019)
- Dùng sữa chua khi uống kháng sinh, nên hay không? (Thứ tư, 10:20:03 20/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:05 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:07 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:06 12/02/2023