Hướng dẫn các bạn cách nhận diện viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp không chỉ ảnh hưởng tại khớp mà nó còn khiến nhiều bộ phận trong cơ thể bị tổn thương. Cùng với nỗi đau khớp, người bệnh còn gặp phải hàng loạt các vấn đề khác như: mệt mỏi, chán ăn, sốt, viêm phổi, viêm mạch máu, nổi nốt thấp trên da, khô miệng, suy giảm thị lực…

Nhận diện căn bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn điển hình. Hiểu đơn giản là hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công chính các tế bào khỏe mạnh như mô, khớp, các cơ quan và nhận diện chúng giống như một tác nhân xâm nhập từ bên ngoài. Tại Mỹ, khoảng 1,5 triệu người bị viêm khớp dạng thấp trong đó tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh cao gấp 3 lần đàn ông Mặc dù có nhiều nghiên cứu, nhưng người ta không tìm ra được nguyên nhân cụ thể nào gây viêm khớp dạng thấp.

Viêm khớp dạng thấp có xu hướng ảnh hưởng đến những khớp đối xứng nhau ở cả 2 bên, mặc dù có thể không phải cùng một thời điểm. Ví dụ, viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng lên cả 2 bàn tay 2 chân hoặc 2 khuỷu tay.

Viêm khớp dạng thấp cũng có thể ảnh hưởng đến các phần khác của cơ thể ngoài khớp, chẳng hạn như da, các dây thần kinh gân, cơ, mắt tim thận và phổi. Cùng với đó là các biểu hiện toàn thân như sốt nhẹ, kém ăn rối loạn thần kinh thực vật khiến bệnh nhân mệt mỏi xanh xao, gầy sút…

Có nhiều thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp

Có nhiều thuốc không qua kê đơn và thuốc kê đơn, cũng như các phương pháp điều trị khác có thể giúp kiểm soát viêm khớp, nhưng trước hết cần phải xác định được viêm khớp loại nào, có đúng là bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp hay không. Xét nghiệm máu có thể giúp loại trừ viêm khớp dạng thấp, còn chụp X-quang nhằm đánh giá được mức độ tổn thương khớp. Nếu như bạn hoặc một thành viên trong gia đình bị thoái hóa khớp hoặc viêm khớp dạng thấp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ vì nhiều nhà khoa học tin rằng, bệnh này có một sự liên kết với yếu tố di truyền. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật