Triệu chứng điển hình của bệnh viêm khớp dạng thấp

Căn bệnh được xem là phổ biến hơn ở phụ nữ, đặc biệt là có thể ảnh hưởng đến thanh thiếu niên. Để biết được nguyên nhân và triệu chứng của bệnh hãy thử tìm hiểu qua bài viết dưới đây xem sao nhé!

Viêm khớp dạng thấp là bệnh viêm khớp mạn tính thường gặp nhất trong các bệnhxương khớp gây tàn phế và làm giảm tuổi thọ chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Nguyên nhân dẫn đến viêm khớp dạng thấp là do hệ miễn dịch tấn công nhầm vào màng bao hoạt dịch khớp, gây viêm, đồng thời cũng liên quan nhiều đến yếu tố như giới tính, lứa tuổi, di truyền. Bệnh khó chẩn đoán xác định được vì triệu chứng gần giống như các bệnh khớp khác (thấp khớp cấp, viêm khớp mạn tính, thoái hóa khớp, viêm khớp do gút...) và chỉ có thể nhận biết đầy đủ sau một thời gian bệnh phát triển.

Bệnh phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới, chiếm khoảng 1 - 3% dân số trưởng thành và mặc dù thường được phát sinh trong độ tuổi trung niên, nó cũng có thể ảnh hưởng đến thanh thiếu niên.

Hình ảnh tổn thương viêm khớp dạng thấp

Hình ảnh tổn thương viêm khớp dạng thấp

Hình ảnh tổn thương viêm khớp dạng thấp

Đa số trường hợp viêm khớp dạng thấp khởi phát từ từ, tăng dần, nhưng có khoảng 15% bắt đầu đột ngột với các dấu hiệu cấp tính. Giai đoạn khởi phát kéo dài từ vài tuần đến hàng tháng rồi chuyển sang giai đoạn toàn phát. Triệu chứng điển hình là sưng đau các khớp nhỏ đối xứng ở tay và chân, thường đau nhiều về đêm và gần sáng; cứng khớp buổi sáng. Các hoạt động thường ngày như đánh răng chải đầu... có thể rất khó khăn vào sáng sớm và thường phải xoa bóp “làm nóng” để các khớp có thể cử động được. Cứng khớp thường kéo dài hơn một giờ.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng người bệnh viêm khớp dạng thấp cần có chế độ ăn cân đối đủ 4 nhóm thực phẩm; tăng cường các acid béo omega-3 từ ăn cá hồi, cá ngừ; các loại đậu nành dầu cải hạt lanh Nên ăn nhiều trái cây rau xanh. Nếu người bệnh có dùng corticoid thì cần bổ sung canxivà vitamin D. Cần duy trì cân nặng hợp lý vì béo phì làm cho các khớp phải chịu tải nhiều hơn và làm cho bệnh tăng lên.

Người bệnh cần vận động nhẹ nhàng. Trong sinh hoạt hàng ngày, tránh đứng hoặc ngồi quá lâu; giữ tư thế thẳng cân đối khi đứng, đi và ngồi. Dùng các ghế ngồi cao và có tay vịn giúp việc đứng lên dễ hơn. Khi nâng một vật nào đó, cần nâng bằng cả hai tay. Khi di chuyển đồ vật, nhất là vật nặng, nên đẩy, không nên nhấc lên. Nên đi bộ hàng ngày khoảng 30 - 60 phút. Khi ngủ, nằm thẳng trên nệm chắc và đảm bảo ngủ đủ giấc. Tắm nước nóng trước khi đi ngủ hoặc buổi sáng sẽ có tác dụng giảm đau Đối với một số bệnh lý đặc biệt và có các bệnh lý kèm theo cần tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ ăn và tập luyện cho phù hợp. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật