Mách bạn 4 cách trị việc 'thở bằng miệng' đơn giản mà hiệu quả

Thở bằng miệng khi ngủ là một trong những dấu hiệu nguy hại của sức khỏe tuy nhiên vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mực của nhiều người.

Thở bằng miệng thay vì mũi có thể làm giảm nồng độ oxy trong máu, gây nên các bệnh về tim mạch và cao huyết áp Thở bằng miệng khi ngủ còn làm cho giấc ngủ đứt quãng dẫn đến mệt mỏi và khó chịu. Với trẻ em thở bằng miệng thường xuyên sẽ gây ra rối loạn trong việc phát triển cấu trúc khuôn mặt.

Theo các chuyên gia y khoa ngạt mũi là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc thở bằng miệng. Ngạt mũi có thể bắt nguồn từ các bệnh đường hô hấp như viêm mũi dị ứng viêm amidan vòm họng… Trong trường hợp đó, thở bằng miệng sẽ biến mất nếu những bệnh này được điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người thở bằng miệng do thói quen, ngay cả khi đường hô hấp không gặp vấn đề gì.

Theo các chuyên gia y khoa, ngạt mũi là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc thở bằng miệng.

Nếu bạn thuộc nhóm những người có thói quen thở bằng miệng thì hãy "chỉnh đốn" lại mình ngay nhé. Theo theo những điều dưới đây sẽ ngăn chặn hiện tượng thở bằng miệng rất hiệu quả đấy:

Tránh các tác nhân gây ngạt mũi

Theo Murray Grossan, chuyên gia y khoa đồng thời là nhà sáng lập tổ chức sức khỏe Grossan Sinus, tác giả cuốn sách The Whole Body Approach to Allergy and Sinus Health cảm lạnh hay dị ứng dễ dàng làm tắc nghẽn đường hô hấp, gây nên ngạt mũi.

Phấn hoa thường phát tán mạnh mẽ vào những ngày oi bức. Vì vậy, trong những ngày này, bạn nên ở nhà và đóng kín cửa sổ. Ngoài ra, bạn có thể bật điều hòa để cải thiện chất lượng không khí.

Bụi thường dính vào thảm hay vải, do đó, bạn nên thay thế và sử dụng những đồ bằng da, gỗ hay nhựa. Nếu không có điều kiện, hãy bọc chúng lại để tránh hít phải bụi. Bạn cũng nên vệ sinh chăn, gối, nệm, khăn trải giường thường xuyên.

Nấm mốc thường xuất hiện ở nơi ẩm ướt như tường, thảm. Sử dụng máy lọc không khí sẽ giúp hạn chế tình trạng này. Ngoài ra, lắp đặt quạt thông hơi ở phòng tắm sẽ giảm độ ẩm trong không khí đáng kể.

Nấm mốc thường xuất hiện ở nơi ẩm ướt như tường, thảm.

Vệ sinh mũi

Mona Gohara, dược sĩ kiêm bác sĩ đa khoa tại Đại học Yale, New Haven (Mỹ) cho hay, nước muối giúp bạn tiêu diệt vi khuẩn và làm sạch chất nhầy trong mũi hiệu quả. Bạn có thể dễ dàng mua chúng tại bất kì hiệu thuốc nào. Nếu tự pha, bạn chỉ cần trộn một chút muối với một cốc nước ấm để dùng.

Dùng nghệ

Tuy mùi vị không ngon nhưng nghệ có thế giúp bạn tránh dị ứng hiệu quả. Jeremy Fenton, dược sĩ kiêm chuyên viên y tế tại phòng khám da liễu Schweiger Dermatology - New York cho biết, hợp chất Curcumin có trong nghệ sở hữu đặc tính chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ. Những chất này ức chế giải phóng Histamin, hợp chất được cơ thể ta tạo ra gây nên các triệu chứng hắt hơi chảy nước mũi Nghệ cũng đã được sử dụng từ rất lâu để trị các chứng bệnh như cảm lạnh hay ngạt mũi.

Cách thực hiện: Đun sôi một thìa cà phê bột nghệ và uống 2 đến 3 lần một ngày.

Tuy mùi vị không ngon nhưng nghệ có thế giúp bạn tránh dị ứng hiệu quả.

Tập luyện các phương pháp hít thở

Theo tiến sĩ Randy Simon, nhà tâm lý học lâm sàng tại Trung tâm nghiên cứu Montclair Summit, New Jersey các bài tập hô hấp có thể giúp ích khá nhiều trong việc khơi thông đường thở. Sau đây là một bài tập giúp giảm ngạt mũi.

Chun mũi lại, nhịn thở và bước đi một vài bước. Sau đó tiếp tục thở bình thường. Liệu pháp này sở hữu rất nhiều lợi ích đối với các cơ tại vùng mặt của bạn. Chúng bao gồm cải thiện hoạt động của đường hô hấp và khuyến khích thở bằng mũi khi ngủ.

Hít vào và thở ra thật nhẹ giúp cải thiện hoạt động của đường hô hấp và khuyến khích thở bằng mũi khi ngủ.

Ngoài ra, sử dụng các thiết bị hỗ trợ cũng giúp bạn làm sạch đường thở rất tốt. Với một miếng dán ở cằm bạn sẽ không phải lo mở miệng khi đang ngủ. Những miếng nhựa gắn miệng cũng giúp ngăn chặn không khí lọt qua miệng, khuyến khích hô hấp bằng mũi.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật