Những điều về kinh nguyệt mà các thiếu nữ cần phải biết

Kinh nguyệt là một phần trong cuộc đời của người phụ nữ từ khi trưởng thành đến lúc mãn kinh, song không ít người còn hiểu biết rất hạn chế về nó. Theo lương y Vũ Quốc Trung, có một số điều các chị em phụ nữ nên biết để có cách chăm sóc sức khỏe cho mình tốt nhất cho mình vào mỗi kỳ kinh nguyệt.

1. Tuổi có kinh:

Tuổi có kinh thường bắt đầu từ lúc 12, 13 tuổi. Cũng có trường hợp sớm hơn hay muộn hơn. Ngày nay, chế độ dinh dưỡng cùng nhiều yếu tố khác khiến tuổi dậy thì sớm hơn. Cá biệt có những trường hợp thấy kinh lúc mới 8, 9 tuổi hoặc sớm hơn nữa.

"Thấy kinh sớm quá cũng không tốt. Ngoài việc các bé chưa biết cách chăm sóc, bảo vệ mình, một số trường hợp (dù hiếm) có thể bị những khối u kích thích dậy thì sớm lương y Vũ Quốc Trung cho biết.

2. Chu kỳ kinh nguyệt:

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ tính từ lúc bắt đầu thấy kinh của chu kỳ này đến lúc bắt đầu của chu kỳ tiếp theo, chuẩn nhất là 28 ngày. Tuy nhiên, có những trường hợp sớm hơn (dưới 28 ngày, thậm chí mới 20 ngày đã bị), hay muộn hơn (trên 28 ngày), bị bế kinh (nhiều tháng liền không có kinh) hay bị rối loạn kinh nguyệt (lúc nhanh lúc chậm, không thể xác định được chu kỳ).

"Tất cả các trường hợp không chuẩn chu kỳ kinh đều dẫn đến khó xác định được chu kỳ chuẩn để đậu thai. Nhất là với các trường hợp bị rối loạn kinh nguyệt hay vài tháng mới có kinh một lần thì cơ hội mang thai cũng ít hơn", lương y Trung nói.

3. Lượng máu kinh:

Lượng máu kinh chảy ra trong mỗi chu kỳ là khác nhau tùy từng phụ nữ và tùy từng tháng, dao động từ 5ml đến 25ml. Số ngày kéo dài chuẩn nhất từ lúc có kinh đến khi sạch kinh là 3, 4 ngày. Những trường hợp thiếu nữ chỉ 1, 2 là ngày sạch kinh hay kinh kéo dài hơn một tuần đều cần đi kiểm tra.

4. Những bất thường về màu kinh nguyệt:

- Màu đỏ sẫm: Đây là màu kinh nguyệt chung của phụ nữ bình thường.

- Màu đỏ tươi: Không hẳn tốt như chúng ta nghĩ. Bởi hiện tượng này là do khí hư có hàn hoặc nhiệt như thở ngắn hơi, tiếng nói nhỏ yếu, người uể oải. Tình trạng này có thể cải thiện khi vệ sinh trong những ngày này đúng cách.

- Màu xám: Có thể do bạn đang bị căng thẳng stress Tuy nhiên, cũng có thể đó là biểu hiện của một số bệnh về gan đái tháo đường

- Màu đen sẫm: Có thể bạn đnag bị nhiễm trùng đường sinh dục hay mắc các bệnh lây lan qua đường tình dục

- Cục máu đông: Một số người có thể xuất hiện những cục máu đông trong khi hành kinh. Nguyên nhân có thể là do ít vận động.

5. Đau bụng kinh:

Thường xảy ra trước và trong những ngày đầu hành kinh với biểu hiện có những cơn đau quặn ở bụng dưới.

Khi bị đau bụng kinh nên vận động nhẹ, tắm hay chườm nóng nhằm giảm bớt sự co bóp hoặc có thể ăn nhẹ uống nước gừng Một số trường hợp bị đau bụng kinh khủng khiếp đau kéo dài trên 3 năm thì nên đi khám bác sĩ vì có thể là biểu hiện của bệnh lý.

6. Những bất thường tâm lý khi chuẩn bị có kinh:

Một số phụ nữ có những biểu hiện này, một số người thì không. Hiện tượng này gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt xảy ra vài ngày trước khi có kinh. Lúc này, một số phụ nữ cảm thấy dễ bị kích thích, hay cáu bẳn, khó tập trung, tính khí thất thường, khó tính. Cũng có thể có cảm giác nặng nề, vú cương đau và to hơn bình thường. Chỉ cần chú ý chăm sóc thì các chứng này sẽ giảm hoặc có chuyển biến tốt.

7. Quan hệ tình dục trong những ngày có kinh:

Không ít thanh niên nghĩ quan hệ trong những ngày có kinh là "an toàn tuyệt đối" hoặc phụ nữ thích hơn trong những ngày này, tuy nhiên theo lương y Vũ Quốc Trung những điều này không có cơ sở.

"Một số ý kiến cho rằng lúc phụ nữ thấy kinh tử cung sẽ mở rộng hơn, dễ bị kích thích hơn nhưng theo tôi lúc này những cảm giác bất tiện, khó chịu, sợ bẩn sẽ làm phụ nữ ngại/sợ quan hệ hơn là cảm giác thích thú. Thông thường, phụ nữ ham muốn nhất vào thời kỳ rụng trứng lương y Trung giải thích.

Thêm vào đó, việc quan hệ tình dục vào ngày đèn đỏ cũng không "an toàn" như nhiều người vẫn nghĩ. Bởi lẽ, ở một số phụ nữchu kỳ kinh nguyệt không đều chỉ 14 ngày và phóng noãn ngay cả khi hành kinh nên có thể thụ thai Quan hệ trong ngày này cũng dễ bị vi khuẩn xâm nhập, dễ mắc các bệnh lây lan qua đường tình dục hơn. Vì vậy, nếu muốn quan hệ, còn có rất nhiều cách khác phòng tránh, không nhất thiết phải chờ ngày "đèn đỏ".

Các thiếu nữ không nên có quan niệm sai lầm như tránh tắm rửa, gội đầu hay tránh vận động trong ngày "đèn đỏ". Thay vào đó, nên tắm gội bằng nước ấm, vệ sinh vùng kín nhiều lần. Nên vận động nhẹ. Trong những ngày này, cũng nên tránh mặc các loại quần bó, chật.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật