Phế cầu “thủ phạm” gây nên căn bệnh viêm màng não nguy hiểm

Phế cầu khuẩn không chỉ là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phổi mà còn là “thủ phạm” gây ra những bệnh lý nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng trẻ nếu không được điều trị kịp thời như: viêm màng não, nhiễm trùng huyết cho đến những bệnh lý không xâm lấn nhưng lại có tần suất mắc phải rất cao: viêm tai giữa hay viêm xoang, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và gây đau đớn cho trẻ em. Ước lượng hàng năm, phế cầu làm chết gần 500.000 trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.

83% số ca viêm màng não do phế cầu

Theo BS. Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM, tới 83% số ca viêm màng não do phế cầu xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Hậu quả bệnh gây ra rất trầm trọng, trên 50% trẻ mắc bệnh sẽ tử vong ngoài ra 30 - 50% có thể qua khỏi cơn nguy hiểm nhưng phải chịu những di chứng rất lâu dài như bị điếc, mù, liệt, động kinh, chậm phát triển trí tuệ teo vỏ não não úng thủy (chứng đầu nước). Các triệu chứng của viêm màng não có thể bao gồm sốt cao đau đầu cứng cổ, khóc khi thay đổi tư thế, thóp phồng ở trẻ nhũ nhi khóc thét, giảm trương lực cơ BS. Khanh cho biết, trẻ càng nhỏ có nguy cơ mắc bệnh càng cao. Nguy hiểm hơn, trẻ nhỏ rất khó phát hiện bệnh nên vào viện thường trễ và vì vậy tỉ lệ tử vong rất cao.

Phế cầu khuẩn cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm tai giữa Là một trong những bệnh lý rất thường gặp ở trẻ em Theo BS. Trương Hữu Khanh viêm tai giữa cấp xảy ra ở 75 - 80% trẻ em trước khi lên đến 3 tuổi. Và hơn 1/3 trong số đó sẽ bị những đợt nhiễm trùng tái đi tái lại. Những trường hợp tái đi tái lại có thể dẫn đến phải phẫu thuật để đặt vào tai 1 “đường hầm” kim loại nhỏ (grommet) xuyên qua màng nhĩ để dẫn các chất dịch thoát ra ngoài. Bệnh gây đau đớn cho trẻ, làm giảm thính lực tạm thời hoặc lâu dài, ảnh hưởng đến phát triển ngôn ngữ và giao tiếp xã hội. Biểu hiện của bệnh với các triệu chứng đau tai, bứt rứt, đau, sốt chán ăn nôn ói tiêu chảy mắt đỏ hoặc chảy nước đau họng chảy mủ tai.

Nhiễm trùng huyết do phế cầu là một bệnh cực kỳ nguy hiểm vì nó gây ra tử vong ở khoảng 20% số ca mắc, xuất hiện xấp xỉ trên 25% tổng số bệnh nhân. Sốt đau đầu đau cơ và nhức mỏi là những triệu chứng điển hình của căn bệnh này.

Tiêm chủng để phòng bệnh

Tất cả mọi người đều có thể mắc phải bệnh do phế cầu, tuy nhiên một số nhóm người có nguy cơ cao bị nhiễm hơn như trẻ nhỏ và người già; những người bị bệnh mãn tính ở phổi tim và thận, bệnh đái tháo đường; người bị suy yếu miễn dịch do ung thư bệnh bạch cầu bệnh HIV… Số liệu điều tra của một số nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy, có 40 - 70% trẻ khỏe mạnh mang phế cầu vùng hầu họng, trong đó tỉ lệ ở trẻ dưới 5 tuổi là 60% và từ 26 - 83% các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính có nguyên nhân là phế cầu. Vi khuẩn thường được lan truyền nhiều nhất qua đường không khí (ho, hắt hơi) và lây lan thông qua việc tiếp xúc với người bị bệnh hoặc những người khỏe mạnh có mang phế cầu khuẩn trong người.

BS. Khanh cho biết phế cầu khuẩn ngày càng gia tăng mức độ đề kháng với các loại kháng sinh gây khó khăn trong việc điều trị và tại áp lực lên ngành Y tế và toàn xã hội khi các loại kháng sinh điều trị ngày càng kém hiệu quả. Việc tiêm chủng vắc-xin càng sớm càng tốt, nhất là ngay ở giai đoạn sơ sinh để phòng các loại bệnh do phế cầu khuẩn gây ra là một trong những biện pháp để phòng ngừa những đau đớn và tử vong không cần thiết do các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra. Cũng theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong tất cả những yếu tố đo lường tốt về sức khỏe cộng đồng, tiêm chủng dường như là yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất trong việc giảm ca bệnh mắc mới do phế cầu.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật