Viêm tai giữa cấp là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị bệnh
Viêm tai giữa cấp là gì?
Viêm tai giữa cấp tính là hiện tượng chất dịch trong tai giữa có dấu hiệu và triệu chứng nhiễm trùng như đau sốt, phồng màng nhĩ và giảm thính lực
Bệnh nhân viêm tai giữa cấp tính thường bị nhiễm trùng tai và sốt
Triệu chứng thường gặp
- Trẻ nhỏ có xu hư ớng kéo tai của mình khi bị nhiễm trùng tai vì sự đau và tích tụ chất dịch trong tai
- Chúng cũng có thể khóc, la hét hoặc thường dễ cáu kỉnh hơn
- Trẻ lớn tuổi hơn sẽ có thể phàn nàn bị đau tai và giảm thính lực
- Chúng cũng sẽ có xu hướng bị sốt.
Nguyên nhân gây viêm tai giữa cấp
Tai giữa nối với mặt sau của mũi thông qua một kênh nhỏ gọi là ống Eustachian vi khuẩn có thể xâm nhập vào tai giữa thông qua kênh này nhưng thường được đào thải ngược trở ra qua ống Eustachian. Cả vi khuẩn và virus đều có thể lây nhiễm tai giữa.
Khi kênh này bị tắc nghẽn (thường là do bệnh cúm / cảm lạnh), hoặc khi nó không hoạt động bình thường, dẫn đến vi trùng bị kẹt lại trong tai giữa, gây nhiễm trùng tai.
Bệnh viêm tai giữa cấp tính ở trẻ em rất dễ xảy ra do cấu trúc và chức năng của tai và ống Eustachian của chúng.
Điều trị viêm tai giữa cấp tính
Hầu hết các bệnh nhiễm trùng tai giữa có thể tự hết mà không cần dùng thuốc kháng sinh Trẻ lớn và khỏe mạnh hơn có thể được điều trị bằng thuốc giảm đau và tiếp tục theo dõi kháng sinh có thể được sử dụng nếu các triệu chứng nghiêm trọng, kéo dài, hoặc trở nên tệ hơn.
Có thể dùng các loại thuốc như antihistamine hay thuốc thông mũi để làm thuyên giảm các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Biến chứng
Biến chứng như viêm xương chũm cấp tính viêm màng não và áp xe não phát sinh từ nhiễm trùng tai giữa ngày nay hiếm xảy ra nhờ sử dụng thuốc kháng sinh
Các mẹ nên cho con ăn sữa mẹ cũng giúp hạn chế nguy cơ mắc viêm tai giữa cấp tính
Phòng chống
Một số biện pháp hữu hiệu bao gồm:
Không khuyến khích việc sử dụng núm vú giả vì điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai giữa của trẻ. Ngoài ra, tránh để trẻ uống trong khi nằm ngửa.
Rửa tay và đồ chơi sạch sẽ, thường xuyên vì các virus gây nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể lây lan qua tiếp xúc.
Tránh ở chung phòng với các trẻ hoặc người lớn khác mắc bệnh vì nhiễm trùng đường hô hấp có thể lây lan qua không khí .
Cho bú bằng sữa mẹ rất hữu ích trong việc giảm nguy cơ nhiễm trùng tai. Trẻ em cần được bú trong suốt năm đầu tiên. Chỉ cần vài tuần cho con bú sữa mẹ cũng giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng tai.
Tiêm chủng cho con em của bạn với các loại vacxin phế cầu khuẩn và bệnh cúm vì chúng giúp phòng chống nhiễm trùng tai.
Điều trị cho trẻ em bị dị ứng và tránh tiếp xúc với khói thuốc lá.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:01 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:09 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:07 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:04 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:06 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:00 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:09 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:05 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:01 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:03 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:07 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:02 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:09 12/02/2023