Sốc nhiễm khuẩn, gây nguy cơ tử vong cao, bạn có biết?
Đến viện muộn, tử vong cao
Theo BS. Nguyễn Trung Cấp - Phó trưởng khoa Điều trị tích cực - BV Bệnh nhiệt đới T.Ư cho biết, gần như ngày nào khoa cũng tiếp nhận bệnh nhân tiền hoặc sốc nhiễm khuẩn. Nếu cứu được bệnh nhân thì chi phí chữa là rất cao đối với người dân do sử dụng các thuốc và nằm viện dài ngày. Hiện nay, có gần chục bệnh nhân đang được điều trị tại khoa do tình trạng sốc nhiễm khuẩn trong đó có cả những bệnh rất đơn giản có thể tiêm phòng như uốn ván.
Nhiều bệnh nhân do chủ quan nên bệnh đã ở giai đoạn nặng mới đến bệnh viện khiến cho tình trạng bệnh đã ở giai đoạn muộn. Đối với bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn cũng vậy, bệnh nhân khi mắc thường bị nhiễm độc và nhiễm khuẩn huyết rất nhanh. Chỉ sau nửa ngày hoặc một vài ngày tiếp xúc với nguồn lây, bệnh nhân đã có những tiến triển bệnh như sốt rất cao nôn mửa đau bụng sau đó chuyển sang xuất huyết ban trên da, mặt và lan dần ra cơ thể, tắc mạch máu gây hoại tử các chi mê sảng vật vã tiểu ít suy thận Từ lúc phát bệnh đến diễn biến nặng có thể chỉ trong 6 - 12 giờ. Đây cũng là một khó khăn cho việc điều trị. Theo các chuyên gia, độc lực của chủng liên cầu lợn lưu hành ở Việt Nam là khá cao. Vì thế, tỉ lệ bệnh nhân nặng, bị sốc nhiễm khuẩn lên tới 10 - 15%. Thời gian điều trị trung bình của bệnh nhân nhiễm khuẩn liên cầu lợn thường kéo dài 25 - 30 ngày.
Trong vòng 6 giờ xảy ra sốc nhiễm khuẩn nếu bệnh nhân không được chẩn đoán, cấp cứu kịp thời, đưa ra khỏi tình trạng sốc thì sẽ khó cứu chữa, do các tổn hại tế bào suy tạng.
Biểu hiện đa dạng
Tùy từng bệnh mà bệnh nhân có những biểu hiện nhiễm khuẩn và sốc nhiễm khuẩn khác nhau. Bởi biểu hiện của nhiễm khuẩn và sốc nhiễm khuẩn thường xảy ra trên các triệu chứng của bệnh lý có sẵn và của nhiễm khuẩn khởi phát ở người bệnh như: viêm não mô cầu triệu chứng lúc khởi bệnh rất khó phân biệt với trường hợp nhiễm khuẩn toàn thân. Tuy nhiên trên một số bệnh nhân, bên cạnh biểu hiện nhiễm khuẩn huyết và tử ban dấu hiệu viêm màng não nổi bật với độ nặng gia tăng dần như nhức đầu sốt, nôn,... nếu bệnh nặng có biểu hiện tiền sốc là rối loạn tri giác (mê sảng), biểu hiện dấu hiệu thần kinh khu trú như yếu, liệt co giật
Chẩn đoán khó khăn
Không có một test đặc hiệu nào để chẩn đoán nhiễm khuẩn. Các triệu chứng sau gợi ý chẩn đoán: sốt hoặc thân nhiệt hạ, thở nhanh, mạch nhanh, tăng hoặc giảm bạch cầu thay đổi đột ngột tình trạng tinh thần giảm tiểu cầu hoặc hạ huyết áp
Theo thống kê, tình trạng nhiễm khuẩn ở bệnh nhân rất thay đổi: 36% bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng không có sốt, 40% có nhịp thở bình thường, 10% có nhịp tim bình thường và 33% có số lượng bạch cầu bình thường. Ngoài ra, các nguyên nhân không phải nhiễm khuẩn (viêm tuỵ cấp, chấn thương, lấp mạch phổi nhồi máu cơ tim sốc phản vệ ) cũng gây ra các biểu hiện đáp ứng viêm toàn thể tương tự như nhiễm khuẩn.
ThS. BS. Nguyễn Hồng Hà, BV Bệnh nhiệt đới T.Ư cho biết: Sốc nhiễm khuẩn là một cấp cứu y khoa. Đối với các bệnh truyền nhiễm hiện nay tỷ lệ vẫn còn cao 40 -70% nếu nhập viện muộn, không được xử trí kịp thời. Do tình trạng bệnh nhân bị nhiễm khuẩn kèm hạ huyết áp (huyết áp tối đa < 90mmHg hoặc thấp hơn 40mmHg so với huyết áp bình thường của bệnh nhân) kéo dài ít nhất 1 giờ cho dù đã bù đủ dịch hoặc phải sử dụng thuốc vận mạch để duy trì huyết áp tối đa ở mức 70mmHg. Khi đó, dù được các bác sĩ và phương tiện cấp cứu nhanh nhất thì nguy cơ tử vong của bệnh nhân không thể tránh khỏi.
Vì vậy, các y bác sĩ khi chẩn đoán xác định nguyên nhân dựa vào xét nghiệm phân lập vi sinh vật trong máu hoặc tại vị trí nhiễm khuẩn cần cấy máu ít nhất 2 lần. Do vi khuẩn Gr (-) hiện diện trong máu với số lượng ít (< 10 vi khuẩn/ml máu) nên cần cấy máu nhiều lần hoặc thời gian cấy dài hơn.
Tụ cầu vàng phát triển nhanh hơn trong môi trường cấy và có thể cho kết quả trong vòng 48 giờ.
Trong nhiều trường hợp cấy máu âm tính có thể do sử dụng kháng sinh trước đó, do vi khuẩn phát triển chậm, do vi khuẩn khó mọc trong môi trường cấy hoặc không có sự hiện diện của vi khuẩn trong máu. Trong trường hợp này, cần nhuộm gram và cấy bệnh phẩm từ vị trí nhiễm khuẩn ban đầu hoặc từ thương tổn ở da.
Chính vì vậy, đối với bệnh nhân khi có triệu chứng mắc bệnh cần đến cơ sở y tế để được các thầy thuốc khám và hướng dẫn chăm sóc, điều trị. Tuyệt đối không tự ý chẩn đoán bệnh, tự mua thuốc sử dụng, khi biểu hiện nặng mới đến bệnh viện khiến cho tình trạng bệnh trầm trọng, nhiều biến chứng gây khó khăn trong quá trình điều trị.
- Tác hại của đường với chức năng tình dục của đàn ông (Thứ năm, 16:35:01 30/07/2020)
- Bác sĩ cảnh báo loài vi khuẩn 'ăn thịt người' từ món... (Thứ tư, 13:02:04 08/07/2020)
- Những điều tuyệt đối KHÔNG khi sơ cứu nạn nhân bị dính axit (Thứ tư, 10:10:09 27/02/2019)
- Giá trị "dược liệu" của gạo không thể không tìm... (Thứ tư, 09:20:05 27/02/2019)
- 6 sự thật khủng khiếp về các loại tiết canh "Made in nhà... (Thứ năm, 16:20:09 21/02/2019)
- Ðiều trị thế nào hiệu quả khi bị côn trùng cắn, đốt? (Thứ năm, 14:15:06 21/02/2019)
- Chậu cây cảnh trên bàn làm việc giải tỏa stress, bạn có biết? (Thứ năm, 11:15:09 21/02/2019)
- Mẹ Nhật trị ho cho con bằng cam nướng đơn giản không ngờ (Thứ năm, 10:40:06 21/02/2019)
- 7 loại cây giúp ngon giấc nên có trong phòng ngủ nên trồng... (Thứ tư, 11:05:08 20/02/2019)
- Dùng sữa chua khi uống kháng sinh, nên hay không? (Thứ tư, 10:20:03 20/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:00 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:04 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:08 12/02/2023