Thuốc kháng viêm không steroid có thể gây mất thính lực

Thuốc như con dao hai lưỡi, nếu sử dụng đúng và đủ liều sẽ chữa khỏi bệnh, tuy nhiên, ngoài việc chữa bệnh, rất nhiều loại thuốc gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho người sử dụng trong đó có giảm sức nghe.

Thuốc như con dao hai lưỡi, nếu sử dụng đúng và đủ liều sẽ chữa khỏi bệnh, tuy nhiên, ngoài việc chữa bệnh, rất nhiều loại thuốc gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho người sử dụng trong đó có giảm sức nghe.

Dùng thuốc chữa bệnh lại trở nên “nghễnh ngãng” là điều không mong muốn của cả bệnh nhân và nhân viên y tế. Nên người ta thường khuyên bệnh nhân cần có sự tư vấn của thầy thuốc trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Ở Việt Nam, thuốc được bày bán tự do và người sử dụng có thể dễ dàng mua được, kể cả những loại thuốc kê đơn. Các nghiên cứu đã chỉ ra, một trong những tác dụng phụ gây khó chịu nhất cho bệnh nhân khi sử dụng thuốc là mất thính lực. Có một số loại thuốc khi kết hợp với nhau hoặc bản thân thuốc đó làm giảm sức nghe của người bệnh, tất cả đều được cảnh báo trên nhãn thuốc, nhưng không phải người bệnh nào cũng để ý điều này.

Theo Hiệp hội nghe và ngôn ngữ Mỹ, có hơn 200 loại thuốc hiện nay trên thị trường có tác dụng phụ làm giảm thính lực. Điều đáng nói là xu hướng sử dụng các loại thuốc này có xu hướng tăng nhanh, hậu quả để lại vô cùng nghiêm trọng với người bệnh. Ghi nhận đã có trường hợp mất thính lực tạm thời, suy thính lực, thậm chí bị giảm thính lực vĩnh viễn.

Tiến sĩ Kathleen Campbell, một nhà thính lực học tại Đại học y dược phía Nam Illinois cho tờ Times biết về nguyên nhân gây mất thính lực trên rất nhiều bệnh nhân của mình: “Khi sức khỏe tổng thể chung bị suy giảm do dinh dưỡng kém hút thuốcchế độ ăn nhiều chất béo béo phì hay một số yếu tố khác sẽ làm giảm sức nghe. Nếu bệnh nhân bị nghiện ma túy hay sống trong môi trường ô nhiễm tiếng ồn thính lực có nguy cơ bị suy giảm nhiều hơn”. Từ những ca lâm sàng như vậy, TS Campbell cho biết thay đổi lối sống dừng việc sử dụng chất kích thích được cho là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để giảm tình trạng mất thính lực. 

Dưới đây là một số loại thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn (có thể mua dễ dàng ở hiệu thuốc) có nguy cơ gây hại cho thính giác của người bệnh:

1. Aspirin

Mất thính giác tạm thời do aspirin gây ra thường liên quan tới liều lượng mà bệnh nhân sử dụng quá cao. Tiến sĩ Campbell cho rằng: "Nếu bệnh nhân tự uống liều quá cao aspirin mà không có sự tư vấn của bác sĩ, khả năng gặp phải các tác dụng phụ là rất lớn, trong đó có cả nguy cơ mất hoặc suy giảm thính lực Tác dụng phụ này thường biến mất hoặc giảm dần khi bệnh nhân giảm liều lượng uống aspirin hoặc ngừng dùng thuốc hoàn toàn.

2. Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)

Thuốc kháng viêm không steroidthuốc được sử dụng phổ biến trong rất nhiều bệnh. Có thể kể đến một số thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen và naproxen.

Các nhà nghiên cứu từ Bệnh viện phụ sản Brigham đã nghiên cứu mối quan hệ giữa mất thính giác và NSAID. Nhóm tác giả nghiên cứu Sharon G Curhan cho rằng "thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen có thể làm giảm lưu lượng máu đến ốc tai (Đây chính là nguyên nhân khiến suy giảm sức nghe bởi nó ảnh hưởng tới tai trong), làm giảm chức năng nghe của tai" .

3. Thuốc kháng sinh

Bệnh nhân uống thuốc thuộc nhóm kháng sinh aminoglycoside như gentamycin, streptomycin, đây là nhóm kháng sinh phổ biến nhất và được sử dụng trên toàn thế giới trong điều trị các nhiễm khuẩn gram âm như nhiễm khuẩn đường tiết niệu sinh dục nhiễm khuẩn huyết Tuy nhiên khả năng mất vĩnh viễn hoặc giảm thính lực khi sử dụng kháng sinh này từ 20% đến 60% . 

Các nhà nghiên cứu hiện đang thử nghiệm trên chuột một loại kháng sinh aminoglycoside thế hệ mới làm giảm tác dụng phụ của thuốc. Ngoài tác dụng phụ gây điếc, nhóm kháng sinh aminoglycoside còn gây nhiễm độc cho thận.

Gần đây, các bác sĩ thường kê thuốc aminoglycoside như neomycin để điều trị bệnh nhiễm khuẩn do trực khuẩn mủ xanh pseudomonas gây ra như bệnh viêm đường tiết niệu viêm phổi tuy nhiên trực khuẩn này cũng là nguyên nhân gây nhiễm khuẩn ở tai, da....

4. Thuốc hóa trị

Một số loại thuốc hóa trị như cisplatin, carboplatin hoặc bleomycin có liên quan tới mất thính lực. Tiến sĩ Campbell cảnh báo rằng độc tính của một số thuốc hóa trị trong điều trị ung thư là cho thấy rõ nhất tác dụng phụ làm mất thính lực ở người bệnh. Tuy nhiên trước mỗi liệu trình điều trị, bác sĩ cần tư vấn rõ ràng cho các bệnh nhân về bất cứ tác dụng phụ nào của thuốc.

5. Thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu như furosemid (Lasix) và bumetanid trong điều trị các bệnh phù phổi cấp hay các bệnh tăng huyết áp có tổn thương thận... Những thuốc này thường làm mất cân bằng chất lỏng, điện giải cho cơ thể, các nhà nghiên cứu còn cho biết những thuốc lợi tiểu này có thể gây đau đầu yếu cơ sưng mô và các vấn đề liên quan tới dẫn truyền tín hiệu thần kinh. Do vậy thuốc lợi tiểu cũng gây mất thính giác tạm thời. Tuy nhiên trong quá trình điều trị, thuốc lợi tiểu thường không phải là thuốc điều trị chính mà nó chỉ hỗ trợ để tăng hiệu quả điều trị. Nếu việc kết hợp với các thuốc khác gây ảnh hưởng tới thính giác, bệnh giảm thính lực sẽ trầm trọng hơn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật