Viêm da do thiếu chất và cách ngăn ngừa bênh về da cho trẻ
Thiếu kẽm
Kẽm có mặt nhiều nhất trong các thực phẩm như trai, sò; khá nhiều trong thịt nạc đỏ (heo, bò), ngũ cốc thô và các loại đậu (25 - 50mg/kg). Ngũ cốc qua sơ chế, gạo đánh bóng, thịt mỡ chứa lượng kẽm vừa phải (10 - 25mg/kg). Cá, rau củ, rau lá xanh và trái cây cũng chứa kẽm nhưng ít. Trẻ thiếu kẽm có biểu hiện da nổi những mụn nước ở da dạng chàm hóa, khô, đóng vảy, phân bố đối xứng ở những vùng quanh hốc mắt, đầu chi, vùng hội âm và trên cằm, đầu gối, và khuỷu. Tóc thường bị đổi màu hung đỏ bất thường và dễ bị rụng. Rối loạn ở mắt cũng xảy ra như sợ ánh sáng, viêm kết mạc, viêm mi mắt, và loạn sản giác mạc..
Thiếu axít béo thiết yếu
Với chế độ ăn thiếu chất béo trẻ bị viêm da bong vảy toàn thân gồm hồng ban mảng dày bong vảy. Những biểu hiện khác là rụng tóc giảm tiểu cầu và chậm lớn. Quan sát da trên kính hiển vi sẽ thấy những vết nứt trên lớp sừng ở da gây tăng mất nước qua lớp thượng bì.
Thiếu vitamin
Trẻ dinh dưỡng thiếu vitamin nhóm B chẳng hạn như axít nicotinide có da hay bị phù, nổi hồng ban vùng mặt, cổ, mu bàn tay cánh tay, bàn chân và có cảm giác nóng rát khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Những tổn thương này có thể khởi phát khi da bị phỏng, đè ép, chà xát và viêm Sau đó sẽ xuất hiện hồng ban hình cánh bướm trên mặt và viêm da quanh cổ mụn nước dày bị vỡ và trở nên tăng sắc tố. Nhiễm trùng da có thể xảy ra nhưng hiếm khi nặng. Điều trị chủ yếu bằng bổ sung nicotimide và tránh ánh sáng mặt trời.
Thiếu vitamin C do chế độ ăn uống: không có trái cây hoặc rau tươi, hoặc ăn uống không đầy đủ. Da sẽ bị dày sừng nang lông. Lông tóc bị quăn lại ở vùng trên cánh tay, lưng, mông và chi dưới. Những đặc điểm khác là nổi hồng ban quanh nang lông và xuất huyết lan rộng vùng trên cẳng chân. Niêm mạc miệng thiếu vitamin C bị sưng viêm, tương tự nướu răng cũng bị sưng đỏ lên.
Ngăn ngừa bệnh da mùa nắng ở trẻ trẻ em
Cần lưu ý chăm sóc da trẻ thích hợp và dinh dưỡng đầy đủ:
- Vệ sinh da sạch sẽ hàng ngày. Tắm rửa bằng xà phòng nhẹ cho làn da mẫn cảm
- Bôi thuốc dưỡng ẩm trong vòng hai hoặc ba phút sau khi tắm, lúc da trẻ vẫn còn hơi ướt để giúp giữ ẩm. Bôi chất dưỡng ẩm ít nhất hai hoặc ba lần một ngày.
- Tắm lại ngay sau khi bơi hồ bơi và nhanh chóng bôi kem dưỡng ẩm sau đó.
- Cũng cần bôi kem dưỡng ẩm sau khi rửa tay. Tránh nước rửa tay có chất cồn ở những trẻ có da khô
- Sử dụng thuốc theo hướng dẫn y tế.
Nếu da vẫn khô, đặc biệt là trở nên đỏ hoặc bị kích thích nên đưa trẻ đến cơ sở y tế.
Các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ đầy đủ khoáng chất và sinh tố
- Tác hại của đường với chức năng tình dục của đàn ông (Thứ năm, 16:35:09 30/07/2020)
- Bác sĩ cảnh báo loài vi khuẩn 'ăn thịt người' từ món... (Thứ tư, 13:02:09 08/07/2020)
- Những điều tuyệt đối KHÔNG khi sơ cứu nạn nhân bị dính axit (Thứ tư, 10:10:04 27/02/2019)
- Giá trị "dược liệu" của gạo không thể không tìm... (Thứ tư, 09:20:04 27/02/2019)
- 6 sự thật khủng khiếp về các loại tiết canh "Made in nhà... (Thứ năm, 16:20:00 21/02/2019)
- Ðiều trị thế nào hiệu quả khi bị côn trùng cắn, đốt? (Thứ năm, 14:15:06 21/02/2019)
- Chậu cây cảnh trên bàn làm việc giải tỏa stress, bạn có biết? (Thứ năm, 11:15:05 21/02/2019)
- Mẹ Nhật trị ho cho con bằng cam nướng đơn giản không ngờ (Thứ năm, 10:40:08 21/02/2019)
- 7 loại cây giúp ngon giấc nên có trong phòng ngủ nên trồng... (Thứ tư, 11:05:06 20/02/2019)
- Dùng sữa chua khi uống kháng sinh, nên hay không? (Thứ tư, 10:20:04 20/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:00 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:01 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:01 12/02/2023