Thiếu rau sạch người dân sáng tạo nhiều… kiểu trồng rau

Từng luống rau xanh mướt, bắt mắt hấp dẫn người tiêu dùng, thế nhưng nếu nhìn thấy cận cảnh những luống rau mơn mởn ấy được trồng ngay trên nghĩa địa thì nhiều người hẳn sẽ rùng mình khiếp sợ

Không cần phân bón rau vẫn xanh non

Hiện nay, nhiều người tiêu dùng rỉ tai nhau rau ngoài chợ có phun thuốc phọt thuốc siêu tốc, tối muộn phun hôm sau đã có ngay vạt rau xanh tốt bán cho người mua, vậy là tranh thủ bảo nhau tự trồng rau tại nhà ăn cho đảm bảo, hay như mua rau từ các cụ bà với lời lý giải “rau nhà tôi tự trồng ăn không hết nên đem bán” nhưng có một điều lạ là, Hà Nội ngày nay đất chật người đông lấy đâu ra đất nhiều như thế để mà mỗi ngày những bà cụ ấy có gánh rau bán liên tục như vậy. Thay vì hộp xốp, sân thượng để trồng rau, nhiều người tận dụng… nghĩa địa để trồng “rau sạch”.

49147

Ngay trong nội thành Hà Nội, những nơi từ làng lên phố, vẫn còn những ngôi mộ chưa di dời nằm xen kẽ với nhà dân. Tận dụng những vuông đất này người dân trồng rau ăn, nói là ăn, nhưng không hộ dân nào ở đây sử dụng loại rau này cả, mà thường gắn cho nó cái mác rau sạch rồi bán cho người tiêu dùng.

Thấy PV cứ tần ngần ngắm luống rau một bà cụ đang chăm bón cạnh đó vui miệng hỏi. Có muốn mua không tý cô cắt cho. Rau ở đây cô chẳng tưới hay phun thuốc gì đâu chỉ múc nước ở cái ao kia thôi chăm bón lá cứ xanh tốt thế này rồi. Nhìn theo hướng tay người phụ nữ chỉ là cái ao tù nước đen kịt, là nơi chứa nước thải của mấy hộ rửa ô tô xe máy xung quanh, cùng với nước thải sinh hoạt của nhiều hộ dân xung quanh đó.

Thấy chúng tôi nhăn mặt, bà cụ nói: “Nghĩ thì sợ thôi chứ rau hái lên tươi ngon lắm, chả việc gì phải sợ. Rau nhà tôi khi đem bán mọi người rất thích vì không tưới phân hóa học nên rất an toàn. Tôi chăm sóc chỗ rau này mấy năm nay rồi có thấy làm sao đâu. Những luống rau được trồng xung quanh nghĩa địa thế này rất xanh tốt, không chỉ được trồng xung quanh nghĩa địa mà ngay trong khuôn viên nghĩa địa, những khu đất trống cũng được tận dụng để trồng rau, củ. “Rau trồng trong nghĩa địa ngoài việc tưới nước, chả cần bón thêm gì vẫn cứ xanh tốt, cây rau nào cũng mập ú. Không chỉ có vậy rất nhiều người dân cũng tận dụng những ô đất nhỏ để trồng rau, thậm chí những ô cỏ trên triền đê cũng được người dân nhổ bỏ cỏ thay vào đó là những ô xà lạch, rau cải xanh…để gia đình cải thiện”, bà cụ nói tiếp.

Hầu như toàn bộ mái đê và triền đê đều được cuốc, san lấp, đào bới để trồng rau. Rau tràn cả xuống tận chân đê, rìa đê. Nhiều hộ dân còn đào bới thành hố, hốc sâu để che chắn gió, trồng các loại rau thơm. Có những đoạn, đất trên đê được một số hộ cuốc vát, san xuống phía dưới để tạo độ thoải cho dễ trồng.

Chỉ cần một trận mưa đất đã bị cuốc xới từ trên đê trôi xuống đường gây sạt lở đê và lầy lội. Trên đê đoạn đường An Dương Vương, quận Tây Hồ, ai đó đã có "sáng kiến" cuốc đất trồng hẳn ngô mọc cao gần bằng đầu người. Thậm chí, ở đê xã Thụy Phương giáp với Chèm (quận Bắc Từ Liêm), người dân còn bắc những giàn tre, giàn giáo nghênh ngang ngay trên đê để trồng bầu, bí, su su, mướp…

Có thể nhiễm sán từ rau xanh

Dịp tết là dịp người dân sử dụng nhiều những loại rau ăn lá như xà lách, súp lơ, rau cần, cải xanh… thế nhưng nhiều người cho rằng chỉ những loại rau trồng dưới nước như cải xoong rau cần nước mới có giun sán, thế nhưng ngay cả những loại rau trồng trên cạn cũng nhiễm nhiều giun sán. 

Chính vì sự nhầm tưởng này nhiều người vô tư lựa chọn những loại rau mập mạp, tươi mơn mởn và vô tư ăn mà không biết rằng họ đang vô tình đưa giun sán vào cơ thể. Vì trên thực tế rất nhiều loại rau được trồng trên cạn nhưng lại được tưới bằng nguồn nước ô nhiễm nên cũng nhiễm ký sinh trùng Do ăn phải các loại rau nhiễm ký sinh trùng nhưng chưa được nấu chín, nên ký sinh trùng từ rau bám vào ruột non kí sinh và trưởng thành, gây bệnh giun sán

Chị Thu Thanh ở Hà Đông Hà Nội cho biết vì lo sợ rau mua ở chợ không an toàn nên chị thường nhờ người thân ở quê gửi rau lên, cứ nghĩ rằng an toàn nên chị thường rửa qua loa, thậm chí nấu tái đến khi thấy cơ thể hay mệt mỏi xanh xao, đi khám thì mới biết mình bị nhiễm giun sán vì sở thích ăn rau sống tái.

Còn anh Thế Khương (tập thể Nam Thành Công, Hà Nội) lại được khẳng định nhiễm giun sán do một món ăn khoái khẩu khác là nộm rau muống Rất thích món nộm rau muống bóp gỏi, trộn lạc nên anh thường xuyên được vợ làm cho ăn. Đã từng đọc báo thấy nói các loại rau thủy sinh tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng cao, nên vợ anh luôn cẩn thận chỉ chọn rau muống cạn dù ống rau không được to, giòn như rau muống nước. Thời gian gần đây, anh thường xuyên có biểu hiện đau bụng rối loạn tiêu hóa khi thì phân sống, khi thì lại tiêu chảy nhưng anh vẫn chỉ tự uống thuốc ở nhà mà không đi khám. Đến khi có biểu hiện phù toàn thân, phù mặt, phù thành bụng… anh vội tới Viện Sốt rét và Kí sinh trùng TƯ khám mới được khẳng định, nhiễm sán lá ruột nhỏ.

Khoan hãy nói tới những nguy hại của sức khỏe khi người dân sử dụng những loại rau được tranh thủ trồng trên nghĩa địa, sự tận dụng vuông đất để trồng rau từ những triền đê, giải phân cánh cũng mang lại nhiều nguy hại, sự sạt lở gây lầy lội, cản tầm nhìn của người tham gia giao thông cũng gây ra nhiều hệ lụy thậm chí nguy hại tới tính mạng.

Trong khi đó việc lựa chọn rau củ không rõ nguồn gốc cũng gây nhiều tranh cãi về sức khỏe Cứ dựa vào kinh nghiệm, người quen mua rau, thế nhưng người thân cũng không trồng kịp nhiều người đã mua, rau từ những người xung quanh thế nhưng liệu có an toàn, đây vẫn còn là câu hỏi còn bỏ ngỏ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật