Tránh ngộ độc thực phẩm do Salmonella - Biện pháp phòng tránh như thế nào?

Hàng năm, nước ta xảy ra khoảng 168 ca ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng, nguyên nhân phần lớn do thức ăn nhiễm khuẩn Salmonella và E.coli.

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (World Bank) năm 2017 cho thấy, 30-40% mẫu thịt lợn ở Hà Nội và TP. HCM nhiễm khuẩn Salmonella gây tiêu chảy thương hàn Đáng lưu ý, bệnh thường xảy ra vào những tháng hè vì vi khuẩn Salmonella phát triển tốt hơn trong thời tiết ấm áp. Đây là một trong những loại ngộ độc thực phẩm phổ biến nhất. Vậy làm thế nào để nhận biết và phòng tránh không bị ngộ độc bởi vi khuẩn này?

Nguồn cơn gây bệnh

Ăn thực phẩm hoặc uống bất kỳ chất lỏng nào bị ô nhiễm một số loại vi khuẩn Salmonella gây ra ngộ độc thực phẩm Salmonella. Người ta thường bị nhiễm bệnh do ăn thực phẩm sống hoặc thực phẩm chế biến sẵn không đảm bảo vệ sinh.

Salmonella thường lây lan khi không tuân thủ rửa tay trước khi ăn hoặc rửa tay không đúng cách sau khi đi vệ sinh. Bệnh cũng có thể được lây lan qua tiếp xúc với vật nuôi, đặc biệt là loài bò sát và chim mang khuẩn Salmonella. Người bệnh có nguy cơ nhiễm khuẩn khi tiêu thụ các mặt hàng tươi sống, chưa được nấu hoặc không tiệt trùng đúng cách.

Tác nhân gây ngộ độc thực phẩm Salmonella thường là do: gà hoặc gia cầm khác chưa nấu chín; trứng chưa nấu chín; sữa hoặc nước trái cây không tiệt khuẩn; trái cây rau quả bị ô nhiễm.

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nhiễm Salmonella, bao gồm: Có các thành viên trong gia đình bị ngộ độc thực phẩm Salmonella; Tiếp xúc với loại bò sát hoặc chim mang khuẩn Salmonella; Sống trong các căn hộ tập thể như ở như ký túc xá hoặc các khu công nghiệp, nơi thường xuyên tiếp xúc với nhiều người và tiếp cận với thức ăn chung của nhiều người; Khi đi du lịch đến các nước đang phát triển - nơi vệ sinh kém và các tiêu chuẩn vệ sinh không đạt tiêu chuẩn; Người nào bị suy yếu hệ miễn dịch người đó cũng sẽ dễ bị nhiễm Salmonella hơn những người khác.

Nhận biết các triệu chứng ngộ độc  thực phẩm Salmonella

Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm Salmonella thường xuất hiện nhanh chóng, trong vòng 8 đến 72 giờ sau khi ăn thức ăn hoặc uống nước bị nhiễm Salmonella. Các triệu chứng điển hình trong giai đoạn cấp tính bao gồm: đau bụng co thắt; ớn lạnh; tiêu chảy; sốt; đau cơ; buồn nôn; nôn; dấu hiệu mất nước (như nước tiểu có màu sẫm khô miệng và năng lượng thấp); phân có máu. Trẻ em có thể bị mất nước nghiêm trọng chỉ trong một ngày và đe dọa đến tính mạng.

Để chẩn đoán nhiễm độc Salmonella, bác sĩ có thể khám thực thể vùng bụng bệnh nhân. Có thể tìm ra dấu hiệu phát ban với các chấm nhỏ màu hồng trên da. Nếu các dấu chấm này đi kèm với sốt cao, có thể cho thấy một hình thức nghiêm trọng của nhiễm khuẩn Salmonella gọi là sốt thương hàn. Bác sĩ cũng có thể làm xét nghiệm máu hoặc cấy phân tìm sự hiện diện Salmonella trong cơ thể người bệnh.

Xử trí thế nào?

Việc điều trị chính cho nhiễm độc thực phẩm Salmonella là bù đắp đủ các chất lỏng và chất điện phân đã mất do bị tiêu chảy Nên uống nước hoặc các chất lỏng bổ sung. Thêm vào đó, điều chỉnh chế độ ăn uống cho bệnh nhân với các loại thực phẩm dễ tiêu hóa nên tránh các sản phẩm từ sữa. Người bệnh cần nghỉ ngơi nhiều để chống lại tình trạng nhiễm khuẩn và nhiễm độc.

Với những trường hợp bị nôn không ăn uống được, người bệnh có thể được truyền tĩnh mạch Trẻ nhỏ cũng có thể cần dịch truyền tĩnh mạch

Thông thường, không dùng kháng sinhthuốc để ngăn tiêu chảy Những phương pháp điều trị này có thể kéo dài “giai đoạn mang khuẩn” và sự nhiễm khuẩn. "Giai đoạn mang khuẩn” là khoảng thời gian trong và sau khi nhiễm khuẩn mà có thể lây nhiễm sang người khác.

Bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc để làm giảm các triệu chứng. Trong các trường hợp nặng hoặc đe dọa đến tính mạng, bác sĩ có thể kê toa kháng sinh đặc hiệu diệt vi khuẩn Salmonella.

Lời khuyên của thầy thuốc

Để giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn Salmonella, cần thực hiện:

Xử lý thức ăn đúng cách. Nấu thức ăn đến nhiệt độ được khuyến cáo và làm lạnh ngay đồ ăn để lại.

Lau sạch vùng bếp trước và sau khi chuẩn bị thực phẩm có nguy cơ cao.

Rửa tay và các dụng cụ chế biến thực phẩm đúng cách: Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo: nên tuân theo những quy tắc thực hành sau đây để phòng ngộ độc thực phẩm: Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước trước và sau khi chế biến thức ăn. Rửa kỹ thực phẩm dưới vòi nước đang chảy, không rửa trong bồn hay chậu. Sử dụng thiết bị và các dụng cụ nhà bếp riêng để chế biến thực phẩm sống và chín.  



Giữ thực phẩm trong tủ lạnh đúng quy định trước khi nấu.

Nếu bạn sở hữu một số loài bò sát hoặc chim, hãy đeo găng tay hoặc rửa tay thật kỹ sau khi tiếp xúc và xử lý chuồng trại.

Những người bị nhiễm Salmonella và đang làm việc trong ngành công nghiệp dịch vụ ăn uống không nên trở lại làm việc cho đến khi họ không bị tiêu chảy trong ít nhất 48 giờ.

Đối với người khỏe mạnh, các triệu chứng sẽ biến mất trong vòng từ 2 đến 7 ngày. Tuy nhiên vi khuẩn có thể vẫn ở lại trong cơ thể lâu hơn. Điều này có nghĩa là ngay cả khi bạn không có triệu chứng, bạn vẫn có thể lây nhiễm vi khuẩn Salmonella sang người khác.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật