Tác dụng phụ khi nhai kẹo cao su có thể bạn chưa biết

Nhai kẹo cao su tức là bạn đã đưa vào cơ thể một lượng thủy ngân không mong muốn.

Một nghiên cứu gần đây đăng trên tạp chí Eating Behaviors, nhai kẹo cao su  không những gây ảnh hưởng lớn đến lượng calo nạp vào cơ thể, mà còn làm cho chúng ta có xu hướng ít ăn những thực phẩm tốt cho cơ thể và tăng cường ăn những món ăn vặt như khoai tây chiên, kẹo.

Kẹo cao su (chewing-gum) dường như vô hại thậm chí nhiều người còn cho rằng nhai kẹo cao su là một thói quen tốt Khi bạn thèm ngọt, bạn chỉ cần nhai một tép chewing-gum mà không sợ tăng cân Khi bạn căng thẳng bạn chỉ cần nhai chewing-gum. Khi bạn đói, kẹo cao su sẽ giúp tạo cảm giác ‘no’. Tuy nhiên trên thực tế, nhai kẹo cao su cũng mang lại tác dụng phụ đối với sức khỏe

Rối loạn khớp TMJ: Chứng rối loạn TMJ là một nhóm các bệnh trạng gây ra đau đớn bên trong và quanh vùng khớp xương hàm (gọi là khớp thái dương-hàm, hay TMJ) và các cơ lân cận. Việc cơ hàm hoạt động liên tục có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe như đau đầu tai đau răng và thậm chí là đau tim Nhai kẹo cao su thường xuyên chính là bắt cơ hàm hoạt động liên tục.

Hội chứng ruột kích thích: hội chứng ruột kích thích là bệnh do rối loạn chức năng của ruột dẫn đến đau thắt ruột, đầy hơi, sình hơi… Tiến sĩ Patrick Takahashi, giám đốc Trung tâm Y dược St. Vincent (California, Mỹ), cho biết, nhai kẹo cao su cũng có thể là tác nhân gây ra hội chứng ruột kích thích Ngoài ra, việc ‘nuốt’ không khí và hấp thụ các chất ngọt nhân tạo như sorbitol và mannitol có trong kẹo cao su cũng có thể gây tiêu chảy ngay cả đối với những người khỏe mạnh.

‘Đưa’ thủy ngân vào cơ thể: Những vết trám răng chính là hỗn hợp của thủy ngân bạc và thiếc. Các nghiên cứu gần đây cho biết, nhai kẹo cao su có thể làm thủy ngân tan chảy từ những vết trám và lượng thủy ngân này tất yếu sẽ được cơ thể bạn hấp thụ. Lượng thủy ngân trong cơ thể cao sẽ gây ra nhiều vấn đề đối với hệ thần kinhrối loạn tâm thần

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật