Nguyên nhân bệnh HIV/AIDS, viêm gan b, tiểu buốt chỉ vì "yêu"

Bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD) là một bệnh rất phổ biến trên thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới thì mỗi năm có khoảng 250 triệu người bị mắc các bệnh LTQĐTD trong đó người ở độ tuổi sinh sản chiếm 10%. Tại Việt Nam, theo ước tính có khoảng 800.000 - 1.000.000 người mắc bệnh LTQĐTD mỗi năm, trong đó trẻ em lứa tuổi vị thành niên và thanh niên chiếm khoảng 40%.

Các bệnh lây qua đường tình dục

Các bệnh LTQĐTD là tình trạng nhiễm khuẩn hoặc bệnh tật được truyền từ người này sang người kia do nhiều tác nhân. Thông thường thì các tác nhân này lây truyền hoặc lan truyền qua hoạt động tình dục (giao hợp qua đường âm đạo, đường miệng hoặc đường hậu môn) không được bảo vệ với người đang mang bệnh LTQĐTD. Ngoài ra LTQĐTD còn lây do mẹ truyền cho con khi có thai, khi cho con bú và các dụng cụ tiêm, chích vào da.

Cho đến nay người ta đã tìm thấy hơn 20 bệnh LTQĐTD. Các tác nhân gây bệnh rất đa dạng và dễ lây bao gồm: vi khuẩn virut, liên thể vi khuẩn và rirut ký sinh trùng

Đối tượng dễ mắc bệnh LTQĐTD

Bệnh phổ biến trong mọi giới, mọi nơi, không phân biệt quan niệm và hành vi. Do đó những người dễ bị mắc bệnh LTQĐTD thường là:

- Nam, nữ có hoạt động tình dục không bảo vệ (không sử dụng bao cao su), nhất là lứa tuổi vị thành niên và thanh niên.

- Gái mại dâm và khách làng chơi.

- Những người có nhiều bạn tình.

- Người quan hệ tình dục đồng giới nam.

- Những người thuộc nhóm dân cư biến động, xa nhà lâu.

- Người nghiện chích ma túy

Biểu hiện của bệnh

Rất nhiều bệnh LTQĐTD không thể hiện dấu hiệu rõ ràng cho dù là giới nam hay giới nữ, vì thế người mắc có thể không biết rằng mình đã bị mắc bệnh, nhưng họ vẫn có thể làm lây bệnh cho người khác. Đây chính là đặc điểm rất nguy hiểm và cũng là nguyên nhân làm cho bệnh LTQĐTD rất dễ lây lan, khó phòng tránh nếu không có đầy đủ hiểu biết và đề phòng.

Có một số bệnh chỉ cho thấy dấu hiệu của bệnh sau khi đã nhiễm bệnh được hàng tuần, hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm. Tuy nhiên, nếu bạn đã quan hệ tình dục với một người mà bạn không biết chắc là không có bệnh, hoặc sau khi có quan hệ tình dục không an toàn mà cơ quan sinh dục của bạn có những biểu hiện bất thường, bạn nên nghĩ tới khả năng mình mắc bệnh.

Mỗi một bệnh LTQĐTD có những biểu hiện lâm sàng khác nhau, sau đây là một số triệu chứng thường thấy của một số bệnh LTQĐTD mà nếu có một trong những biểu hiện này, cần phải đi khám bệnh để kịp thời phát hiện và điều trị đúng bệnh:

- Có dịch bất thường chảy ra từ âm đạo hoặc đầu dương vật

- Hậu môn hoặc cơ quan sinh dục bị ngứa đau đỏ, rát hoặc có các nốt, các vết loét bất thường.

- Tiểu đau buốt hoặc rát, hoặc tiểu nhiều hơn bình thường.

- Đau bất thường ở vùng bụng dưới mà không liên quan gì tới việc hành kinh.

- Trên da có nhiều mụn cóc hoặc các mụn phỏng rộp đau, chảy nước, hoặc có lốm đốm đỏ, hay các u nhọt quanh miệng hoặc cơ quan sinh dục hoặc nổi hạch ở vùng bẹn...

- Đau nhiều khi giao hợp ở phái nữ hoặc có ra máu sau quan hệ tình dục

Cách phòng tránh bệnh LTQĐTD

Mặc dù bệnh LTQĐTD rất dễ lây nhưng không phải là không có cách phòng tránh. Để tránh lây nhiễm LTQĐTD bạn cần phải tránh để dịch hay máu của người khác đi vào cơ thể mình bằng cách:

- Không quan hệ tình dục trước hôn nhân

- Sống chung thủy, thực hiện một vợ một chồng, một bạn tình duy nhất. Không quan hệ tình dục với đối tượng làm nghề mại dâm, với nhiều bạn tình hoặc với bạn tình đang mắc LTQĐTD.

Luôn sử dụng bao cao su đúng cách trong quan hệ tình dục.

- Không truyền máu nếu như máu đó chưa được xét nghiệm sàng lọc virut viêm gan b, HIV/AIDS...

- Không dùng bất cứ dụng cụ nào để tiêm, chích qua da nếu dụng cụ đó chưa khử khuẩn hoặc nghi ngờ chưa được khử trùng

Khi thấy bất cứ một dấu hiệu nghi ngờ bị bệnh LTQĐTD, cần phải đi khám và điều trị càng sớm càng tốt. Luôn luôn nhớ là phải điều trị cho cả hai người cùng một lúc. Trong thời gian điều trị, tốt nhất không nên quan hệ tình dục nếu có phải sử dụng bao cao su an toàn.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật