Chuyên gia chỉ rõ những lưu ý khi mắc tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường là khi nội tiết tố insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động cơ thể con người, hoặc không chuyển hoá tốt insulin.

Glucose là chất dinh dưỡng thiết yếu có vai trò cung cấp năng lượng cho hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, lượng đường glucose không thể di chuyển một mình từ mạch máu vào tế bào mà phải cần insulin hỗ trợ trong quá trình vận chuyển. Chúng ta bị bệnh tiểu đường là do có quá nhiều lượng đường vào mạch máu và các biến chứng từ đó phát sinh.

Trong suốt quá trình mang thai nhau tạo ra nội tiết tố đặc biệt để giúp thai nhi lớn và phát triển. Nhưng những nội tiết tố này cũng sẽ gây một số rủi ro đến tính năng hữu ích của insulin của người mẹ.

BS. Đỗ Hữu Thảnh - Chuyên khoa Nội - từng công tác tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Hà Nam, cho biết:

Nếu trước khi có thai đã bị bệnh đái tháo đường thì là đái tháo đường thời kỳ thai nghén Dù cho ở loại nào thì việc xử lý đều như nhau, tuy nhiên nếu bị đái tháo đường thai kỳ thì sau đẻ 3 - 4 tuần hiện tượng đái tháo đường sẽ hết, còn trường hợp thứ hai thì vẫn tồn tại bệnh đái tháo đường Đái tháo đường thai kỳ thường xuất hiện vào tháng thứ 6 của thai kỳ.

Ở sản phụ, trong thời kỳ thai nghén có sự thay đổi hoạt động nội tiết: tăng tiết các hoóc-môn prolactin, cortison, progesteron, nhất là các hoóc-môn nhau thai lactogen. Các hoóc-môn này làm giảm tác dụng điều hoà đường trong máu của insulin (không dung nạp Insulin), không phải là do ăn quá nhiều đường trong thời kỳ mang thai

Bệnh tiểu đường không phải bệnh di truyền (bố truyền sang con) mà chỉ có mối liên quan đến yếu tố bất thường trong gen di truyền.

Thai phụ mắc tiểu đường phải được điều trị bài bản theo hướng dẫn của bệnh viện duy trì lượng đường huyết cho phép để không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi (nguy cơ thai to, phổi kém phát triển) và cuộc đẻ (đẻ khó thai nhi bị ngạt trẻ sơ sinh suy hô hấp cấp, bị hạ đường huyết…)

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật