Bạn có biết vì sao bướu cổ thường gặp ở nữ giới hơn?

Do sự khác biệt trong cấu tạo cơ thể nên nữ giới thường mắc các bệnh liên quan tới tự miễn hơn nam giới. Trong đó, bướu cổ (hay bướu tuyến giáp) là bệnh lý hay gặp ở nhóm đối tượng này mà nguyên nhân sâu xa do rối loạn hệ miễn dịch.

Tuyến giáp trạng là một tuyến nội tiết quan trọng, giúp điều hòa nhiều hoạt động sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Khi chức năng tuyến giáp bị rối loạn, có thể gây ra các bệnh cường giáp suy giáp bướu lành tuyến giáp và ung thư tuyến giáp,... với đặc điểm chung này là xuất hiện khối u (bướu) tuyến giáp.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bướu cổ như: di truyền, thiếu i-ốt, môi trường ô nhiễm, phơi nhiễm phóng xạ… nhưng đều dẫn đến tình trạng chung là sự rối loạn hệ thống miễn dịch của cơ thể, gây ảnh hướng tới hoạt động tuyến giáp.

Khi hệ miễn dịch bị rối loạn, cơ thể sản sinh ra kháng thể tự chống lại chính các hoạt động hay tổ chức của mình (cụ thể là tuyến giáp). Ở nữ giới, do cơ địa yếu nên hệ miễn dịch dễ thay đổi bởi các tác động bên ngoài, một phần do nội tiết và sự thay đổi hormon giới tính trong suốt cuộc đời mà tuyến giáp của họ dễ bị rối loạn hơn so với nam giới. Theo nhiều thống kê bướu cổ xảy ra ở phụ nữ cao gấp 5 lần nam giới, phổ biến là lứa tuổi từ 36 đến 55. Càng lớn tuổi phụ nữ càng dễ mắc bệnh, đặc biệt ở độ tuổi sau mãn kinh. Ngoài ra, do thói quen ăn uống dẫn đến chế độ dinh dưỡng không cân đối, thiếu hoặc thừa i-ốt cũng gây sự bất ổn trong việc tổng hợp hormon tuyến giáp

Triệu chứng điển hình của bướu cổ là hiện tượng tuyến giáp to bất thường. Ở giai đoạn đầu, người bệnh khó nhận ra khối bướu đang hình thành, khi nhìn nghiêng hoặc sờ tay mới cảm nhận được. Đến giai đoạn bệnh đã phát triển, khối bướu phì to, chèn ép vào các vùng cổ xung quanh gây ra một số tình trạng như vướng cổ khó nuốt khản tiếng

Trong điều trị bướu cổ, bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, việc dùng các thuốc Tây y lâu dài sẽ gây tác dụng phụ, chưa kể nguy cơ biến chứng có thể xảy ra. Đối với những người lựa chọn giải pháp phẫu thuật, nguy cơ tái phát cao và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bị suy giáp sau phẫu thuật. Do đó, việc lựa chọn các bài thuốc Đông y, đặc biệt là những dược liệu quý như hải tảo, neem (xoan Ấn Độ, sầu đâu),… có vai trò điều hoà hệ thống miễn dịch rất được chú trọng, bởi ưu điểm như: Tác động vào căn nguyên gây bệnh; an toàn cho cơ thể khi điều trị lâu dài; tăng cường sức khỏe tuyến giáp Đây cũng là xu thế được nhiều bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng sử dụng trong phòng ngừa và điều trị các bệnh lý tuyến giáp hiện nay.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật