Cách chữa bệnh hạ đường huyết cần lưu ý những điều gì?

Bệnh hạ đường huyết hay được biết đến là đường huyết thấp" xảy ra khi lượng glucose trong máu xuống thấp hơn mức bình thường. Glucose là nguồn năng lượng quan trọng cho cơ thể. Khi nồng độ đường huyết hạ quá thấp tế bào và cơ não không có đủ năng lượng để hoạt động đúng cách hạ đường huyết có thể là hậu quả của bệnh tiểu đường hoặc phản ứng đối với thực phẩm (hoặc do ăn không đủ). Hạ đường huyết thường dẫn đến sự sụt giảm nồng độ đường trong máu một cách đột ngột. Bệnh có thể được điều trị nhanh chóng bằng cách ăn một lượng thức ăn nhỏ chứa glucose càng sớm càng tốt. Mặt khác, nếu không có cách chữa bệnh hạ đường huyết có thể gây lú lẫn, đau đầu, ngất xỉu và thậm chí là co giật, hôn mê, tử vong ở những trường hợp nghiêm trọng.

Cách chữa bệnh hạ đường huyết ở nhóm nguy cơ

Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Nên tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ về liều dùng và thời gian dùng thuốc bao gồm Insulun và các thuốc uống điều trị tiểu đường khác. Ngoài ra, nếu bác sĩ hướng dẫn áp dụng chế độ ăn nghiêm khắc hoặc bạn đã tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng hãy cố gắng tuân thủ đúng chế độ ăn - chế độ ăn đã được thiết lập chính xác để tránh biến chứng cho hạ đường huyết và giúp ổn định đường huyết suốt cả ngày

Phòng ngừa bệnh từ xa là cách chữa bệnh hạ đường huyết hiệu quả nhất

Phòng ngừa bệnh từ xa là cách chữa bệnh hạ đường huyết hiệu quả nhất

Kiểm tra đường huyết đều đặn. Người bị tiểu đường nên kiểm tra đường huyết ít nhất một lần mỗi ngày, tốt nhất là ngay khi thức dậy vào buổi sáng và trước khi ăn. Nên ghi chép lại chỉ số ghi chú rõ ngày giờ và kết quả kiểm tra đường huyết. Đối với bệnh nhân tiểu đường đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường loại 1 - nồng độ đường huyết lên xuống thất thường, nên kiểm tra nồng độ đường huyết thường xuyên hơn, có thể lên đến 4 lần mỗi ngày (trước bữa sáng, bữa trưa, tối và trước khi đi ngủ).

Để theo dõi nồng độ đường huyết bằng máy đo đường huyết để cách chữa bệnh hạ đường huyết thuận lợi bạn cần mua máy đo, lưỡi trích để chích ngón tay, que thử tương thích và bông tẩm cồn tiệt trùng để tiệt trùng ngón tay trước khi chích. Các bước kiểm tra nồng độ đường huyết:

- Rửa tay sạch với xà phòng và nước.

- Dùng bông tẩm cồn lau sạch ngón trỏ hoặc ngón giữa.

- Đặt lưỡi trích lên ngón tay tạo góc 90 độ và đẩy nhẹ để châm vào ngón tay.

- Nặn giọt máu lên que thử.

- Đưa que thử vào khe máy đo và chờ đọc chỉ số.

- Ghi chép lại chỉ số giúp hỗ trợ cách chữa bệnh hạ đường huyết. Nồng độ đường huyết 70 mg/dL hoặc thấp hơn được xem là đường huyết thấp và thường là khi bạn bắt đầu có triệu chứng hạ đường huyết

Điều trị ở đối tượng đã mắc bệnh

Đây là một bệnh cấp cứu nội khoa ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh, vì vậy phải điều trị ngay khi có triệu chứng hạ đường huyết

- Đối với trường hợp nhẹ và trung bình

+ Cần cho ăn tối thiểu 15g đường (3 miếng đường)

Khi bị hạ đường huyết, sử dụng đường sẽ đem lại hiệu quả

Khi bị hạ đường huyết, sử dụng đường sẽ đem lại hiệu quả

+ 100 ml nước ngọt (cocacola) (110g đường/1 lít cocacola)

+ uống 100-150 ml nước hoa quả (cam) (100g đường/lít)

- Đối với trường hợp hạ đường huyết nặng cách chữa bệnh hạ đường huyết tiêm tĩnh mạch dung dịch đường ưu trương 20 – 30% (40 – 60ml), có thể nhắc lại nếu bệnh nhân chưa tỉnh. Nếu BN kích thích vật vã khó truyền TM tiêm glucagon 1 mg tiêm bắp, sau 10 phút tiêm nhắc lại nếu bệnh nhân chưa tỉnh

+ Bệnh nhân bị hạ đường huyết kéo dài sau cấp cứu như trên để tránh tái phát , có thể truyền Glucose 10%, theo dõi đường máu 4h/lần trong vòng 24h sau

+ Bệnh nhân tỉnh, cho uống hoặc ăn thêm bữa

+ Bệnh nhân có rối loạn ý thức nặng cần nhập viện điều trị và theo dõi.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật