Cảnh giác với nhiễm độc tai không thể hồi phục được
Độc tố là nguyên nhân chính gây nhiễm độc tai trong
Các độc tố tác động lên tai trong, phá hủy cấu trúc của thần kinh và hệ thống thăng bằng gây ra nghe kém (thể tiếp nhận), mất thăng bằng ù tai chóng mặt Các tổn thương này ở mức độ khác nhau tùy theo chất gây nhiễm độc và mức độ nhạy cảm của từng cá thể.
Hơn 100 loại thuốc gây ra ngộ độc tai trong, bao gồm nhóm aminoglycoside và thuốc kháng sinh khác muối của platin, salicylat, quinin thuốc lợi tiểu vòng lặp hoặc do nhiễm độc rượu thuốc lá cholesterol máu cao acid uric máu cao, ure máu cao, đường máu cao, do vỡ mạch, co thắt mạch máu tai trong, do dị ứng Tổn thương thần kinh do viêm màng não giang mai do virut (zona), do u thần kinh...
Tổn thương trung tâm thính giác ở vỏ não do u não áp-xe não, thương tổn não ở vùng nhân tiếp nhận âm thanh, ở vỏ não. Ngoài ra, một số yếu tố có thể làm bệnh nhân có nguy cơ cao nhiễm độc ốc tai như bệnh nhân cao tuổi, những người có suy thận những người có vấn đề về thính giác tồn tại từ trước, những người có tiền sử gia đình có người bị nhiễm độc. Nhiễm độc tai trong thường tổn thương ở cả hai bên, không có khả năng hồi phục.
Các dấu hiệu nhận biết nhiễm độc tai trong
Biểu hiện nhiễm độc tai trong cấp tính do thuốc là dấu hiệu ù tai, chóng mặt và nghe kém xuất hiện. Thời gian khởi phát thường không thể đoán trước, nghe kém có thể xảy ra ngay cả sau khi dùng một liều duy nhất. Ngoài ra, nghe kém có thể không biểu hiện cho đến khi một vài tuần hoặc vài tháng sau khi kết thúc điều trị thuốc. Giai đoạn đầu nghe kém ở tần số cao (>4.000Hz). Nghe kém tiến triển nặng dần rồi xuất hiện ở cả tần số thấp và có thể điếc hoàn toàn.
Điều trị ngộ độc tai
Để điều trị bệnh, cần ngừng ngay thuốc hoặc hóa chất đang sử dụng nếu phát hiện có biểu hiện của ngộ độc cho tai. Cách khắc phục duy nhất đối với những trường hợp bị nhiễm độc tai là sử dụng máy nghe hoặc cấy điện cực ốc tai nên việc phòng chống là cần thiết. Biện pháp phòng chống chính là cân nhắc các rủi ro đối với người sử dụng aminoglycoside. Xác định người có nguy cơ cao và chọn kháng sinh thay thế. Theo dõi bệnh nhân đến 6 tháng sau khi ngưng điều trị. Đánh giá nồng độ thuốc trong huyết thanh và chức năng thận trước, trong và sau khi điều trị. Đo thính lực trước khi điều trị.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:00 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:05 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:04 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:06 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:07 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:06 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:01 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:08 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:05 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:01 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:08 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:02 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:07 12/02/2023