Điều trị bệnh lang ben lâu ngày không khỏi phải làm sao?
Liệt kê những lưu ý khi dùng clotrimazol chống nấm
Lưu ý khi dùng selen sulfide bôi ngoài da nhất định phải biết
Câu hỏi 1: Chào Bác sĩ! Cháu năm nay 18 tuổi, giới tính nam. Cháu bị lang ben ở lưng và 2 cánh tay đã 2 năm rồi. Xin Bác sĩ tư vấn cho cháu cách điều trị bệnh này tại nhà ạ. Xin cảm ơn!
ThS. Vũ Thị Tuyết Mai, Bộ Y tế, trả lời:
Chào cháu,
Lang ben là một bệnh nhiễm nấm nông, không triệu chứng và kéo dài dai dẳng. Bệnh gây ra do một loại vi nấm có tên khoa học là Pityrosporum orbiculaire.
Bệnh có khắp nơi trên thế giới, nhiều nhất ở miền nhiệt đới, ở nước ta, bệnh nhiều ở mùa nóng, bệnh ít vào mùa mưa bệnh thường gặp ở độ tuổi từ 20 đến 35.
Bệnh xuất hiện là do kết quả của sự thay đổi sức chống đỡ của cơ thể đối với vi nấm. Bệnh gây trở ngại trong giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày.
Bệnh lây trực tiếp từ người này qua người khác hay lây qua đồ dùng cá nhân như khăn, quần áo, mùng, mền, chiếu, gối...
Bệnh lang ben dễ nhầm lẫn với bệnh phong bệnh bạch biến vì thế bệnh nhân cần tìm đến Bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán đúng.
Về cách điều trị có thể như sau:
Vì bệnh của cháu đã kéo dài 2 năm cho nên cháu xem xét các biểu hiện bệnh và có thể kéo dài thời gian điều trị so với người khác.
Nếu những đốm nhỏ và ít, ta có thể dùng thuốc thoa tại chỗ như Antimycose, BSI, ASA có hiệu quả nhưng đôi khi bệnh nhân khó chịu vì đau rát và tróc da.
Để tránh khó chịu và đau rát, cháu có thể thoa kem Nizoral trong 3 tuần thì đạt được kết quả khả quan.
Trường hợp có nhiều đốm lang ben xa nhau, dùng thuốc thoa dễ bỏ sót, vì vậy nên dùng thuốc uống Nizoral (Ketoconazol) viên 200mg, ngày uống 1 viên trong 10 ngày. Sporal (Itraconazole) viên 100mg, ngày uống 2 viên trong 7 ngày.
Hai thuốc trên uống sau khi ăn. Khi dùng thuốc uống cần có sự hướng dẫn của Bác sĩ da liễu.
Sau khi dùng thuốc khoảng 1 giờ, cháu nên tập thể dục mạnh để để thuốc đến chỗ tổn thương nhiều nhất, cháu cũng không nên tắm trong thời gian đó một vài giờ.
Chú ý, điều trị bệnh lang ben phải điều trị mọi người trong gia đình Quần, áo, màn, chăn nên thay đổi thường xuyên. Giặt giũ đồ dùng cá nhân nên giặt bằng nước nóng. Không nên mặc quần áo ẩm ướt.
Đề phòng bệnh phát trở lại, việc điều trị kháng sinh chống nấm nên được lặp lại, có thể hàng tháng uống thuốc 1 đến 3 ngày. Hoặc sau khi điều trị, cháu nên tắm ngày một lần với dầu gội Nizoral (Nizoral sampoo) trong 5 ngày liên tiếp.
Chúc cháu điều trị thành công!
Câu hỏi 2: Xin hỏi Bác sĩ bệnh lang ben có chữa được khỏi hẳn không?
ThS. Đinh Văn Tài, Bộ Y tế, trả lời:
Chào bạn,
Lang ben là một bệnh ngoài da do vi nấm Pityrosporum orbiculaire gây ra. Bệnh khá thường gặp ở các nước trên thế giới, đặc biệt ở những nơi có khí hậu nhiệt đới.
Các yếu tố thuận lợi dễ nhiễm bệnh lang ben như: phụ nữ mang thai yếu tố di truyền, đổ mồ hôi nhiều, rối loạn nội tiết rối loạn chuyển hóa sử dụng thuốc corticoid dài ngày, suy dinh dưỡng
Bên cạnh đó, yếu tố sinh hoạt như hoạt động thể lực nhiều, mặc quần áo kín, vệ sinh thân thể kém cũng làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
Việc điều trị bệnh tương đối dễ dàng nhưng vấn đề khó khăn nhất trong thực tế là tình trạng tái phát bệnh. Nếu tổn thương nhỏ và ít, thì có thể chỉ cần dùng thuốc bôi tại chỗ như Antimycose, BSI, ASA... để điều trị bệnh, nhưng thường gây đau rát, tróc da.
Để tránh khó chịu và đau rát, có thể dùng phối hợp kem Nizoral trong 3 tuần là có thể khỏi bệnh. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh lan rộng, nhiều vị trí trên cơ thể thì cần kết hợp với thuốc uống như Nizoral, Sporal... có thể dùng thêm dầu gội Nizoral trong trường hợp cần thiết.
Tất cả việc sử dụng thuốc điều trị này cần phải theo chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa da liễu. Điều đáng lưu ý là bệnh lang ben rất dễ lây nhiễm và dễ tái phát nên khi điều trị bệnh cũng phải phối hợp điều trị những người trong gia đình nếu có nhiễm, thực hiện vệ sinh, giặt giũ quần, áo, chăn màn thường xuyên, phơi nắng.
Giặt giũ quần áo cá nhân người bệnh bằng nước nóng, tránh mặc quần áo ẩm ướt...
Như vậy, bệnh lang ben có thể chữa khỏi được hoàn toàn, quan trọng là cần khám và thực hiện nghiêm chỉnh theo đúng chỉ dẫn của Bác sĩ chuyên khoa da liễu, đồng thời có biện pháp phòng ngừa bệnh cho bản thân và người xung quanh để tránh tái nhiễm.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:05 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:02 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:08 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:09 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:09 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:07 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:03 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:09 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:09 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:05 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:07 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:02 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:06 12/02/2023