Điều trị sốt xuất huyết tại nhà - Tuyệt đối không nên tự điều trị

Bạn muốn điều trị sốt xuất huyết tại nhà hiệu quả và không ảnh hưởng đến những người xung quanh thì bạn phải có giấy chỉ định của bác sĩ bởi đây là bệnh cực nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời. Cùng theo dõi những điều cần lưu ý sau đây khi thực hiện việc điều trị sốt xuất huyết tại nhà nhé!

Những điều cần biết khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Những điều cần biết khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Những điều cần biết khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Khi mắc sốt xuất huyết thể nhẹ (thường là thể sốt Dengue ở người lớn, khu vực thành thị, những nơi mật độ dân số cao ít khi dẫn đến tử vong), người bệnh sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C, kéo dài 2 - 7 ngày, khó hạ sốt Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu, có thể có nổi mẩn phát ban

Thể bệnh nặng, thường là thể sốt xuất huyết Dengue, chủ yếu ở trẻ em với tỷ lệ tử vong khá cao, người bệnh có các dấu hiệu trên kèm theo một hoặc nhiều dấu hiệu như:

- Xuất huyết: Chấm xuất huyết ngoài da chảy máu cam chảy máu chân răng vết bầm tím chỗ tiêm nôn ra máu đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng).

- Đau bụng buồn nôn chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp), nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo, do đang bước vào thời điểm mùa dịch sốt xuất huyết nên khi bị sốt kéo dài, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị; không tự ý điều trị tại nhà. Khi được bác sĩ dặn dò theo dõi dấu hiệu, tái khám người dân sẽ biết cách nhận biết tốt dấu hiệu nguy cơ, thời điểm cần đến bệnh viện khi bị sốt xuất huyết.

1. Lời khuyên của thầy thuốc

Khi chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết cần kiểm soát nhiệt độ cơ thể

Khi chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết cần kiểm soát nhiệt độ cơ thể

Sốt xuất huyết có thể gây nguy hiểm nếu để xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, đa số trường hợp có thể điều trị bằng cách cho người bệnh uống thuốc hạ sốt Paracetamol với trẻ em liều dùng là 10-15 mg/kg cân nặng, 4- 6 giờ một lần. Lau mát bằng nước ấm để tránh biến chứng sốt cao co giật

2. Điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Cho người bệnh uống nhiều nước: Nước lọc nước cam chanh, nước oresol; ăn thức ăn lỏng, nhẹ, nằm nghỉ ngơi, tránh vận động nặng. Tái khám theo hẹn của bác sĩ.

Khi trong gia đình có người nghi ngờ mắc sốt xuất huyết, không nên nghe lời mách bảo hoặc điều trị theo phương pháp dân gian của thầy lang vườn như cạo gió, cắt lể vì sẽ làm đau và có thể gây chảy máu nhiễm trùng

Không tự ý cho người bệnh dùng thuốc aspirin vì có thể gây chảy máu dạ dày Khi bệnh sốt xuất huyết trở nặng, cần được truyền dịch đúng và được theo dõi sát sao tại cơ sở y tế bởi các bác sĩ, điều dưỡng có kinh nghiệm và được trang bị đầy đủ phương tiện để theo dõi.

Phát hiện sớm những dấu hiệu nặng để nhập viện cấp cứu kịp thời, vì thời điểm nguy hiểm nhất của bệnh sốt xuất huyết là khi hết sốt (thường từ ngày thứ 3 đến hết ngày thứ 6) bệnh có thể trở nặng và sốc dẫn đến tử vong nhanh chóng nếu không được phát hiện kịp thời.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật