Hiên tượng thiếu ngủ liên quan mật thiết đến bệnh mất trí nhớ

Các nhà khoa học Đại học California, Irvine Hoa Kỳ tiến hành thí nghiệm trên chuột và phát hiện thay đổi đồng hồ sinh học cơ thể có thể kích thích bộ nhớ gây nên các dấu hiệu của chứng mất trí nhớ.

Những người bị bệnh Alzheimer thường bị mất ngủ hoặc có thể sẽ gặp những vấn đề gián đoạn giấc ngủ. Nhưng các nhà khoa học chưa lý giải được tại sao lại có những rối loạn ấy.

GS. Brewer, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết: “Vấn đề là liệu giấc ngủ kém làm tăng tốc độ phát triển của bệnh Alzheimer hoặc ngược lại hay không.  Đó vẫn là một vấn đề nan giải như con gà hay quả trứng có trước. Song, chúng tôi đang tập trung nghiên cứu sự gián đoạn giấc ngủ có tương tự như máy gia tốc mất trí nhớ hay không”.

Để tìm hiểu vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã thay đổi quỹ thời gian ngày đêm của những con chuột trẻ bị Alzheimer và những con chuột bình thường. Kết quả cho thấy, nếu rút ngắn thời gian ngủ vào ban đêm sẽ khiến chuột yếu đi và ít có khả năng làm việc. Đồng thời, chuột cũng bị giảm mức sản xuất chất chống oxy hóa có tên glutathione - một trong những yếu tố gây bệnh Alzheimer.

Các nhà nghiên cứu giải thích rằng, sự thiếu hụt glutathione gây ra những thay đổi trong các phản ứng giữa các electron trong não, có thể dẫn đến stress ôxy hóa gây mất trí nhớ dẫn đến chứng Alzheimer.

Alzheimer và các biểu hiện khác của chứng mất trí ảnh hưởng đến hơn 800.000 người Anh và trên toàn thế giới. Các chuyên y tế dự đoán đến năm 2050, số người bị mất trí nhớ sẽ lên tới 44 triệu người.

Một nghiên cứu khác tìm thấy giấc ngủ kém khiến protein beta-amyloid có cơ hội phát triển trong não, phá hủy bộ nhớ gây nên bệnh Alzheimer. Do đó, những người phải làm việc qua đêm dễ có nguy cơ làm suy giảm hệ thống miễn dịch gia tăng các triệu chứng suy giảm nhận thức nhẹ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật