Hơn 50% dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổ, làm gì để phòng bệnh?

Tỷ lệ dân văn phòng bị bệnh về cổ đang có xu hướng tăng lên.

Chị Nguyễn Vũ Quỳnh Anh 30 tuổi, thường đau mỏi cổ gáy, vai và đau nửa đầu bị hạn chế mỗi khi vận động xoay trở ở khớp cổ… Bác sĩ Khoa chẩn đoán chị Anh bị thoái hóa đốt sống cổ Chị Anh là một trong những bệnh nhân rất trẻ mắc căn bệnh này.

Theo bác sĩ Đỗ Tấn Khoa, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện y học cổ truyền TP HCM, đây là bệnh thường gặp của giới văn phòng. Hơn 50% bệnh nhân đến viện y học cổ truyền khám do thoái hóa đốt sống cổ thuộc các nghề nghiệp như kế toán, ngân hàng, nhân viên văn phòng.

Bệnh thường gặp ở tuổi trung niên trên 40, song hiện nay nhiều người trẻ dưới 40 tuổi cũng mắc bệnh (tỷ lệ 1/3). Nguyên do là tư thế ngồi trước máy tính không đúng, ngủ ngồi ngửa cổ trên ghế. Gập cổ, ngửa cổ nhiều cũng là tác nhân âm thầm làm cho nhiều người trẻ mắc chứng bệnh này.

Bác sĩ Khoa khuyến cáo, khi bệnh lý nặng hơn bởi thần kinh bị chèn ép, người bệnh có biểu hiện đau tê lan xuống hai bả vai, cánh tay. Có khi chèn xuống nhánh xương hoành làm đau thắt ngực mà nhiều người lầm tưởng là bệnh tim Những triệu chứng này sẽ gây ra một số rối loạn cho giấc ngủ khi dậy bệnh nhân rất nặng nề, đôi khi hay quên những thứ vừa xảy ra, kém tập trung, đau nửa đầu…

Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ một phần do lão hóa tự nhiên cơ thể. Tuy nhiên, đa số bệnh nhân đến viện khám do bị tác động lên sụn khớp

Điều trị bệnh này mất 3-6 tháng, đồng thời phải sử dụng nhiều liệu pháp kết hợp với chế độ dinh dưỡng giàu canxi Bác sĩ khuyên người bệnh nếu điều trị bằng Đông y thì nên dùng thuốc có nguồn gốc, kết hợp với châm cứu điện châm.

Một liệu pháp mới là dùng kim cấy chỉ tự tiêu vào huyệt để chống viêm giảm đau kích thích collagen cho cơ... Song song đó, bệnh nhân cần vật lý trị liệu bằng siêu âm, sóng ngắn, kéo dãn cột sống cổ để có thể phục hồi nhanh hơn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật