Ngừa chóng mặt, chặn các sự cố ở người già, không biết cực phí

Chóng mặt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng với người cao tuổi (NCT) thì không được xem thường. Chóng mặt sẽ làm mất thăng bằng, ngồi dậy, đứng lên rất khó khăn đôi khi gây nên sự cố bất thường (ngã). Bệnh thường xảy ra lúc nửa đêm về sáng. Chóng mặt là một triệu chứng của nhiều bệnh, hay gặp nhất là do rối loạn tiền đình, vì vậy, NCT cần biết để phòng ngừa.

Nguyên nhân gây chóng mặt ở NCT

Có nhiều nguyên nhân gây nên chóng mặt, trong đó rối loạn tiền đình (RLTĐ) là nguyên nhân hàng đầu gây chóng mặt ở NCT.

RLTĐ có rất nhiều nguyên nhân: như tuần hoàn kém (rối loạn tuần hoàn não hay thiểu năng tuần hoàn não), thay đổi thời tiết, ngộ độc (ngộ độc thực phẩm) nhiễm khuẩn Đối với rối loạn tuần hoàn não thường do xơ vữa động mạch nhất là động mạch cảnh làm cho lượng máu đi lên não bị hạn chế và cũng rất có thể bị xơ vữa cả động mạch não. Xơ vữa thành động mạch chủ yếu do gốc tự do tác động vào thành động mạch, nhất là động mạch não, tổ chức não bộ (được cấu tạo trên 60% là lipid) nên càng dễ tổn thương do gốc tự do. Ngoài ra, RLTĐ còn gặp do bệnh tăng huyết áp hoặc ngay cả bệnh huyết áp thấp các bệnh u não u tiểu não, u dây thần kinh số 8 hoặc thoái hóa cột sống cổ cũng gây nên RLTĐ.

Biểu hiện chóng mặt ở NCT

Chóng mặt có khi chỉ thoáng qua nhưng đôi khi kéo dài hàng giờ, hàng ngày, thậm chí lâu hơn và kèm theo buồn nôn nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng ồn. RLTĐ là bệnh dễ lặp đi, lặp lại nhiều lần trong một năm chóng mặt sẽ làm mất thăng bằng, ngồi dậy, đứng lên rất khó khăn, đôi khi gây nên sự cố bất thường (ngã), đặc biệt là NCT. Bệnh thường xảy ra nhất là lúc nửa đêm gần sáng, khi tỉnh dậy không ngồi lên được do hoa mắt, chóng mặt buồn nôn và có thể nôn. Người bệnh thấy lao đao choáng váng loạng choạng, mất thăng bằng, nếu cố ngồi dậy để đi có thể bị ngã hoặc dúi dụi xuống đất. Nếu cố đi có thể bị ngã và gây nên các sang chấn ở tay, chân, đầu, mặt, thậm chí gây chấn động não. Khi thay đổi tư thế, buồn nôn tăng lên làm cho người bệnh rất sợ trở mình hoặc ngồi dậy. Nếu bệnh nhẹ thì chỉ thoáng qua nhưng nếu nặng thì không thể thay đổi tư thế được, buồn nôn và nôn nhiều.

Làm gì để phòng chóng mặt?

Khi xuất hiện chóng mặt, buồn nôn, cần cho các thành viên trong gia đình biết càng sớm càng tốt và nên nằm nghỉ, giữ nguyên tư thế, không nên ngồi dậy và đặc biệt không cố đi lại. Nếu chóng mặt nhiều, buồn nôn hoặc nôn nhiều thì người nhà nên cho người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và cấp cứu càng sớm càng tốt. Sau khi đã hết chóng mặt, buồn nôn thì người bệnh cần được khám chuyên khoa để xác định rõ nguyên nhân giúp cho điều trị có hiệu quả hơn. NCT nên đi khám bệnh định kỳ, đặc biệt là những người đã mắc bệnh RLTĐ xơ vữa động mạch tăng mỡ máu Những người bệnh nếu tiền sử có các bệnh về tim mạch (tăng huyết áp hay huyết áp thấp xơ vữa động mạch ) thì rất cần khám chuyên khoa tim mạch để được điều trị phối hợp.

Nếu nguyên nhân chóng mặt do RLTĐ thì hiện nay, Tây y có nhiều thuốc điều trị hiệu quả. Người bệnh khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của thầy thuốc không tự động đổi thuốc hoặc tự động thay đổi liều dùng hoặc tự ý ngưng không dùng thuốc, cũng không được tự mua thuốc về điều trị. Ngoài ra, cần vận động cơ thể thường xuyên, nhẹ nhàng nhưng đúng động tác tùy theo sức khỏe của mình và quan trọng hơn là tùy theo loại bệnh tật mà bản thân mình đang gặp phải. Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho NCT để không tăng mỡ máu hoặc hạn chế tăng mỡ máu. Khi đã mắc bệnh RLTĐ thì trong gia đình luôn có một số thuốc cần thiết mua theo đơn của bác sĩ khám bệnh để sử dụng khi cơn chóng mặt buồn nôn tái phát.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật