Nguyên tắc chung trong cách điều trị sốt xuất huyết
Nguyên tắc chung trong điều trị sốt xuất huyết
Vấn đề mất nước trong sốt xuất huyết dengue
Không phải sốt xuất huyết dengue gây mất nước Đây là sự nhầm lẫn khá lâu dài Bệnh dù nặng dù nhẹ vẫn không có mất nước trên lâm sàng. Cân nặng không giảm, da không khô, một số tế bào nội tạng thừa nước thấy được trên siêu âm. Thường và đa số bệnh nhân sốt xuất huyết dengue là đủ và thừa nước, đã đủ nước ngay lúc mới bắt đầu truyền dịch cấp cứu.
Bệnh nhân sốt xuất huyết thường đã đủ nước khi chưa truyền dịch
Giảm khoảng 20 - 30% thể tích vì albumin trong máu thoát ra khỏi lòng mạch. Nước bình thường ra vào giữa lòng mạch với các mô và tế bào, nay không trở vào lòng mạch cho đủ nhu cầu, bởi một lượng lớn albumin hiện diện ngoài lòng mạch. Có thể nói bệnh siêu vi dengue gây thoát quản huyết tương, không phải là bệnh mất nước. Đây là điểm mấu chốt, quan trọng để sớm thay đổi tư duy điều trị.
Cấp độ biểu hiện khác nhau có cách điều trị khác nhau
Sau đây là những gợi ý về phân cấp bệnh nhân theo tuyến điều trị trong trường hợp có dịch bệnh với lượng bệnh nhân tăng cao trong cùng thời điểm.
Xin lưu ý đây chỉ là những gợi ý và tuyệt đối không phải là phác đồ điều trị sốt xuất huyết nên không thể áp dụng cho mọi trường hợp.
Tiêu chuẩn điều trị tại nhà
- Tất cả những bệnh nhân sốt dengue không có nhu cầu phải truyền dịch tĩnh mạch
Trong điều trị sốt xuất huyết, bệnh nhân cần bù dịch bằng đường uống
- Bệnh nhân có triệu chứng sốt xuất huyết độ I có khả năng bù dịch bằng đường uống.
- Bệnh nhân độ II có khả năng bù dịch bằng đường uống và không có chảy máu quan trọng.
Tiêu chuẩn nhập viện trong thời gian ngắn (12 - 24 giờ)
- Tất cả những trường hợp bệnh cần bù dịch qua đường tĩnh mạch.
- Bệnh nhân độ I và độ II và không thể điều trị bù dịch bằng đường uống.
- Bệnh nhân độ I hoặc độ II nhưng có đau tức gan và gan to
- Tất cả bệnh nhân độ III.
Tiêu chuẩn nhập viện trong thời gian dài (trên 24 giờ)
Người bệnh sốt xuất huyết buộc phải nhập viện nếu bị
- Tất cả bệnh nhân thuộc nhóm nhập viện trong thời gian ngắn không đáp ứng điều trị bù dịch.
- Bệnh nhân độ I hoặc độ II kèm theo nhưng yếu tố cơ địa dễ chuyển thành bệnh nặng (hen phế quản dị ứng đái tháo đường bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ).
- Bệnh nhân độ II hoặc độ III và có chảy máu quan trọng.
- Tất cả bệnh nhân độ IV.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:08 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:03 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:02 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:01 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:04 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:09 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:06 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:03 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:03 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:09 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:01 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:04 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:06 12/02/2023