Nhắc bạn: Nên theo dõi đường huyết để kiểm soát bệnh đái tháo đường
Tầm quan trọng của theo dõi đường máu
Theo nghiên cứu UKPDS - 1 nghiên cứu chuẩn về ĐTĐ týp 2 tại châu Âu, khi HbA1C tăng 1% (tương ứng đường máu tăng khoảng 2 mmol/l) thì nguy cơ bị các biến chứng thận mắt, thần kinh tăng 25% và nguy cơ bị nhồi máu cơ tim tăng 16%. Trước đó, một nghiên cứu rất lớn khác nhưng ở các bệnh nhân ĐTĐ týp 1 là nghiên cứu DCCT cũng đã xác nhận các lợi ích của kiểm soát tốt đường máu.
Ngược lại khi đường máu hạ thấp dưới 3mmol/l thì bệnh nhân có nguy cơ rất cao bị hôn mê thậm chí tử vong Do vậy bệnh nhân ĐTĐ cần cố gắng duy trì đường máu ở mức càng gần bình thường càng tốt. Tuy nhiên nếu không đo đường máu thì không thể biết được đường máu mỗi người là cao, thấp hay bình thường. Đặc biệt khi đường máu cao trong khoảng 7-16mmol/l có khả năng gây nhiều biến chứng hoặc là thấp tới 3-4mmol/l sắp gây hôn mê hạ đường máu thì cảm giác của đa số người bệnh vẫn là "bình thường". Để tránh xa vùng "đường máu nguy hiểm" này thì chỉ có cách duy nhất là phải kiểm tra đường máu thường xuyên, hàng ngày và điều chỉnh ngay chế độ ăn uống thuốc men nếu kết quả đường máu là bất thường, trước khi bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng. Ngoài ra, đo đường máu còn giúp người bệnh:
- Hiểu biết rõ hơn mối tương quan giữa đường máu và hoạt động thể lực bài tập thể dục thể thao mà người bệnh đang thực hiện, với những loại thức ăn đang ăn hoặc với các yếu tố khác như lối sống đi du lịch stress hoặc khi bị một bệnh khác kèm theo.
- Kiểm soát hay theo dõi đường máu còn cho biết lối sống mà bệnh nhân lựa chọn, các thuốc mà bệnh nhân đang dùng có hiệu quả đến mức nào trong giai đoạn điều trị bệnh ĐTĐ.
Hiện nay, theo khuyến cáo mới của Hiệp Hội ĐTĐ Hoa Kỳ và Canada, được nhiều thầy thuốc chuyên khoa ủng hộ và thực hiện, thì bệnh nhân ĐTĐ cần được điều trị sớm và tích cực hơn phối hợp thuốc sớm hơn để đưa đường máu nhanh chóng về mức càng gần bình thường càng tốt, hạn chế tối đa các biến chứng. Nhằm đạt mục tiêu này và tránh được nguy cơ bị hạ đường máu thì vai trò của kiểm tra đường máu đều đặn lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Theo dõi đường máu thường xuyên là cơ sở vững chắc kiểm soát tốt bệnh ĐTĐ
- Nếu chỉ dựa vào các dấu hiệu lâm sàng sẽ không thể biết được đường máu của một người bệnh ĐTĐ có bình thường hay không. Thông thường thì người bệnh vẫn nghĩ là đường máu của mình bình thường ngay cả khi đường máu cao gấp 2-3 lần mức cho phép, đồng nghĩa là các biến chứng có cơ hội lớn để phát triển.
- Chỉ bằng cách đo nhiều lần mới cho biết đường máu của họ đang nằm ở mức nào, có nguy hiểm hay không và có cần can thiệp hay không, can thiệp bằng cách nào, đến mức nào để đưa đường máu về bình thường càng nhanh càng tốt, hạn chế được tối đa nguy cơ xuất hiện và tiến triển của biến chứng.
Thử lúc nào và bao nhiêu lần?
Nên theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Thông thường người ta thử đường máu ở các thời điểm sau:
Trước bữa ăn sáng Trước bữa ăn trưa. Trước bữa ăn tối. Trước khi đi ngủ.
Khi mới bắt đầu theo dõi đường máu, bệnh nhân nên thử máu nhiều lần trong ngày để có ý niệm về sự thay đổi của đường máu đối với sinh hoạt của bệnh nhân như ăn uống vận động thân thể và thuốc men. Về sau khi đã kiểm soát được đường máu, bệnh nhân có thể thử ít lần hơn.
Để biết xem thuốc bệnh nhân đang dùng có phù hợp với việc ăn uống hay không, thỉnh thoảng cũng nên thử máu 2 giờ sau bữa ăn.
Khi đau yếu bị stress hay có sự thay đổi trong lối sinh hoạt thường ngày, bệnh nhân nên thử máu nhiều lần hơn.
Tuy nhiên cần lưu ý khi thử đường máu thường trước bữa ăn, 2 giờ sau khi bắt đầu ăn và trước khi đi ngủ đang được khuyến cáo nhiều nhất. Hoặc có thể thử bất cứ lúc nào trong người thấy có dấu hiệu đường máu lên cao hay xuống thấp (khó chịu mệt mỏi bất thường).
Trước một chuyến hành trình kéo dài.
Trước khi vận động nặng, trước và sau khi chơi thể thao.
Khi mới được chẩn đoán hoặc khi thay đổi chế độ điều trị thì bệnh nhân nên thử 2-4 lần mỗi ngày vào trước các bữa ăn chính và trước khi đi ngủ. Còn khi đường máu đã tương đối ổn định thì người bệnh vẫn nên thử 1-3 lần mỗi tuần. Ngoài ra, người bệnh cũng nên chú ý đo đường máu sau bữa ăn 2 giờ hoặc khi có biểu hiện hạ đường máu hay bị ốm. Nhiều nghiên cứu cho thấy tăng đường máu sau ăn có khả năng gây biến chứng tương đương với tăng đường máu lúc đói, nhất là các biến chứng tim mạch. Riêng đối với bệnh nhân ĐTĐ là phụ nữ có thai thì yêu cầu là phải đo đường máu 4-7 lần mỗi ngày (gồm trước, sau bữa ăn và nửa đêm) trong suốt thời gian mang thai để kịp thời điều chỉnh sao cho đường máu luôn trong giới hạn bình thường, đảm bảo cho thai phát triển tốt còn mẹ thì tránh được các biến chứng nặng của bệnh ĐTĐ.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:09 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:03 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:06 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:09 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:01 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:01 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:03 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:01 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:01 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:08 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:01 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:03 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:07 12/02/2023