Những ai dễ bị say nắng và biểu hiện bên ngoài như thế nào?

Để bảo vệ sức khỏe những ngày nhiệt độ cao, bạn cần có biện pháp phòng tránh và xử lý khi bị say nắng.

Theo BS Như Huỳnh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) trẻ em dễ bị say nắng nếu đi ra ngoài giữa trời nắng nóng hoặc chơi các môn thể thao ngoài trời. Bởi vậy, dẫn đến việc điều tiết thân nhiệt cơ thể kém do cơ thể phát triển chưa được hoàn thiện.

Người cao tuổi dễ bị say nắng là do tuyến mồ hôi dưới da bị teo lại, hoạt động của hệ tuần hoàn bị suy yếu, cơ thể tỏa nhiệt không nhanh.

Phụ nữ có thai và sản phụ là đối tượng có sức khỏe yếu. Việc mang thaisinh nở đã làm tiêu hao của họ nhiều năng lượng. Ngay cả khi ngồi trong nhà nhưng nhiệt độ cao, không thông thoáng, nhóm người này cũng có thể bị say nắng.

Người mắc bệnh tim mạch cũng dễ bị say nắng, do thời tiết nóng nực khiến thần kinh phấn chấn, tăng gánh nặng cho tim Mặt khác, do chức năng tim không hoàn thiện khiến hơi nóng trong người tỏa ra không kịp nên dẫn đến say nắng.

 Người mắc bệnh tim mạch cũng dễ bị say nắng

 Người mắc bệnh tim mạch cũng dễ bị say nắng 

Người bị viêm nhiễm, suy dinh dưỡng có thể khiến hơi nóng trong người tăng vi khuẩn và vi-rút khiến cho cơ thể tiết ra những chất không có lợi cho việc tỏa nhiệt nên dễ bị say nắng. Những người bị suy dinh dưỡng thường tụt huyết áp mạch máu bị co bóp mang tính phản xạ.

Trường hợp nhẹ, người bệnh có cảm giác khó thở mỏi mệt như sắp ngất, mặt đỏ da khô và nóng, các mạch máu ở cổ, thái dương đập mạnh, các động tác chậm chạp, thiếu chính xác, có thể sốt 38-39 độ C.

Ở trường hợp nặng, ngoài những triệu chứng trên, bệnh nhân bị nhức đầu nhiều chuột rút đau bụng nôn mửa có thể ngất, mê man, ngừng thở tim đập nhanh

Có những trường hợp bệnh xuất hiện rất đột ngột, người bệnh đang làm việc ngất tại chỗ co giật mê man... Đây là những trường hợp rất nặng, nếu không được cấp cứu nhanh chóng và có hiệu quả thì rất dễ tử vong

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật