Những bộ phận cơ thể dễ nhiễm khuẩn nhất bạn nên chú ý
Do vậy, đừng để bàn tay chạm vào những bộ phận cơ thể sau để hạn chế tối đa bệnh tật từ việc lây truyền vi-rút hay vi khuẩn.
Ống tai
Bạn không bao giờ nên đưa ngón tay hay bất kỳ thứ gì khác vào trong tai vì có thể làm rách lớp da mỏng dẫn đến ống tai. Nếu bạn cảm thấy ngứa ngáy liên tục trong tai, tốt nhất hãy đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để có thể đánh giá vấn đề và tìm nguyên nhân gây ngứa như eczema hay nhiễm trùng tai để điều trị phù hợp bằng cách vệ sinh tai, giữ ẩm da hay dùng thuốc nếu cần thiết.
Khuôn mặt
Bạn có thể sử dụng tay để rửa mặt hoặc dùng sản phẩm chăm sóc da Nhưng nếu có thể, bạn nên rửa tay thật sạch trước khi thực hiện. Nguyên nhân do khi bạn đặt tay trên bất kỳ mề mặt nào trong môi trường cũng có thể mang mầm bệnh nếu sau đó, bạn đưa bàn tay không được rửa sạch lên trán, nó sẽ làm tăng khả năng nhiễm khuẩn da hay xuất hiện các vết đốm.
Đôi mắt
Bác sĩ Kimberly Cockerham của tạp chí Men's Health cho biết, bạn có thể dễ dàng đưa vi trùng vào mắt mình từ những ngón tay. Những vi khuẩn này có thể không chỉ gây bệnh tại mắt mà còn gây ra nhiễm khuẩn hay nhồi máu cơ tim Do đó, bạn không nên dụi hay chạm vào mắt. Nếu bạn có cảm giác ngứa, khô hoặc khó chịu tại mắt thì nên đến bác sĩ nhãn khoa để giải quyết vấn đề.
Miệng
Nghiên cứu gần đây từ Vương quốc Anh cho thấy mọi người đặt ngón tay lên miệng hoặc vùng xung quanh miệng của họ trung bình 23,6 lần mỗi giờ khi họ chán trong công việc. Và họ vẫn làm như vậy 6,3 lần một giờ khi họ bận! Đó là một vấn đề. Trong một nghiên cứu mang tính bước ngoặt được công bố trên Tạp chí Vi sinh học ứng dụng, 1/3 đến 1/4 số vi trùng được kiểm tra chuyển từ các ngón tay của những người tham gia nghiên cứu đến miệng của họ. Do vậy, nếu có thói quen đưa tay lên miệng thì bạn cần nhanh chóng từ bỏ.
Bên trong mũi
Trong một nghiên cứu năm 2006 tại Mỹ về bệnh nhân tai, mũi và cổ họng được xuất bản trên tạp chí Kiểm soát Nhiễm trùng và Dịch tễ học bệnh viện những người có thói quen đưa ngón tay vào bên trong mũi như ngoáy mũi có khả năng mang vi khuẩn tụ cầu vàng cao hơn 51% so với những người không có thói quen này.
Da dưới móng tay
Rất nhiều vi khuẩn khó chịu có thể sống ở lớp da dưới móng tay David De Berker, chuyên gia da liễu tư vấn tại Trung tâm da liễu Anh nói, móng tay của bạn nên được cắt ngắn gọn để giảm cơ hội vận chuyển vi khuẩn. Đối với phần da ngay dưới móng cần thường xuyên dùng một bàn chải đánh răng chải nhẹ nhàng để loại bỏ các mảnh vụn để tránh bất kỳ loại vi khuẩn hoặc nấm men gây bệnh trét móng. Đây là bệnh lý có biểu hiện móng tay hoặc móng chân dễ bị bong tróc rời khỏi đầu ngón.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:01 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:02 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:02 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:03 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:03 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:03 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:02 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:04 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:08 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:06 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:01 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:02 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:03 12/02/2023