Những kiến thức cơ bản về táo bón và thuốc trị táo bón hiện nay

Nguyên nhân dẫn đến táo bón là do ăn uống không hợp lý (thiếu chất xơ, uống ít nước làm cho phân cứng, khó thải ra ngoài), ít vận động, stress, do uống thuốc tây (một số thuốc có tác dụng phụ gây táo bón: thuốc ngủ, thuốc hạ huyết áp, chống trầm cảm, chống dị ứng, thuốc chữa dạ dày...).

Ngoài ra cũng có thể là triệu chứng khởi đầu của một bệnh lý thực thể nào đó tại đường tiêu hoá (ung thư đại trực tràng) hoặc các bệnh toàn thân (suy giáp trạng, tăng canxi máu), một số bệnh lý thần kinh như bệnh Parkinson... Hoặc có thể do rối loạn chức năng vận chuyển của ruột.

Điều trị táo bón phải tùy theo nguyên nhân. Khi căn nguyên gây nên táo bóncác bệnh lý thực thể đã được loại trừ, cần xem lại các thuốc đang sử dụng xem có phải là nguyên nhân gây táo bón hay không. Nếu có, cần báo cho  bác sĩ biết để có phương pháp điều trị thích hợp.

Các thuốc điều trị táo bón được chia ra các loại sau: thuốc trị táo bón tạo khối (igol, metamucil);  Thuốc trị táo bón thẩm thấu (sorbitol, forlax, lactitol): chứa các muối vô cơ đường.

Khi uống vào, thuốc giữ nước trong lòng ruột giúp thải phân ra ngoài dễ dàng hơn;  Các thuốc làm mềm phân (docusat) giúp nước thấm vào khối phân, làm phân mềm và dễ di chuyển hơn;

Các thuốc bôi trơn (norgalax, microlax) dùng bơm hậu môn; Thuốc trị táo bón kích thích (bisacodyl, cascara), tác động trực tiếp lên thần kinh chức năng vận động bài tiết của ruột, gây co bóp các cơ thành ruột tạo nhu động ruột đẩy phân ra ngoài.

Tuy nhiên, không sử dụng bất kỳ một loại thuốc chữa táo bón nào kéo dài  quá 8 - 10 ngày. Ngoài ra có thể dùng phương pháp điều trị hỗ trợ khác: dùng sữa chua hoặc sữa bột  có bổ sung chất xơ trà thảo dược   Đặc biệt, lưu ý phải uống đủ nuớc.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật