Phòng bệnh đái tháo đường và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm
Phòng với người có nguy cơ mắc ĐTĐ
Việc phòng nguy cơ mắc ĐTĐ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng. Ngày nay, người ta đã biết ĐTĐ týp 2 có thể phòng ngừa được. Nhiều nhiên cứu cho thấy, nếu bệnh được phát hiện từ khi còn là yếu tố nguy cơ, người ta sử dụng chế độ ăn chế độ luyện tập thì tỉ lệ bệnh ĐTĐ đã giảm xuống một cách đáng kể.
Các yếu tố nguy cơ đó là: thừa cân béo phì BMI (chỉ số trọng lượng cơ thể) trên 23; tăng huyết áp vô căn; trong gia đình có người mắc bệnh ĐTĐ ở thế hệ F1; tiền sử có ĐTĐ thai nghén hoặc khi sinh con có cân nặng trên 4.000g; người 45 tuổi trở lên; người được chẩn đoán là có suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói hay rối loạn dung nạp đường glucose; người được chẩn đoán có rối loạn chuyển hóa lipid đặc biệt khi có HDL - cholesterol thấp (dưới 0,9mmol/l) và tryglicerid máu cao (từ 2,2mmol/l trở lên); người gốc châu Á, Phi đến sống ở nước công nghiệp phát triển và/hoặc dân cư ở các nước đang có sự thay đổi nhanh chóng về lối sống như ít hoạt động thể lực ăn thừa năng lượng...
Người ta đặc biệt quan tâm đến trường hợp bị rối loạn dung nạp glucose, suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói, trong thực tế những bệnh nhân này đã có kèm theo rối loạn chuyển hóa lipid giống như người ĐTĐ týp 2, nhưng họ lại không biết mình mắc bệnh, không có biện pháp phòng chống và điều trị đúng, vì thế nguy cơ bệnh lý tim mạch ở họ thường cao.
Ở Việt Nam, trong khi chúng ta còn đang đặt trọng tâm vào việc chống suy dinh dưỡng do thiếu năng lượng, thiếu vi chất dinh dưỡng thì vấn đề phòng chống béo phì cũng cần được suy nghĩ nghiêm túc bởi các lý do:
- Sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế xã hội kéo theo sự thay đổi về lối sống như ít hoạt động thể lực; thay đổi môi trường sống và làm việc; tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, thay đổi về phong cách ăn, uống...
- Các bậc cha mẹ ngày nay tập trung chăm sóc đến mức thái quá cho trẻ nhỏ. Đây cũng là lý do làm tỷ lệ béo phì ở trẻ nhỏ tăng lên nhanh chóng, nhất là ở các vùng đô thị.
- Sự kém hiểu biết về chế độ dinh dưỡng khoa học, đó là dinh dưỡng phải phù hợp với từng lứa tuổi, thậm chí phải phù hợp với từng cá nhân, từng giai đoạn của cuộc sống (nhất là thời kỳ còn là bào thai) cũng là một yếu tố làm tăng tỷ lệ bệnh.
Phòng bệnh với người đã bị mắc bệnh ĐTĐ
Với đối tượng này, mục đích của phòng bệnh là làm chậm sự tiến triển của bệnh và/hoặc làm giảm mức độ của các biến chứng. Vì thế quản lý bệnh tốt căn cứ theo những chỉ tiêu cụ thể cũng là biện pháp phòng bệnh tích cực.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:03 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:07 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:04 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:02 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:08 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:02 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:07 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:06 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:04 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:03 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:09 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:09 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:05 12/02/2023