ThS Nguyễn Kiên Cường: Bệnh chân tay miệng lây qua nước bọt - Các bạn nên cẩn trọng hơn
Nhiệt miệng ở trẻ dưới 1 tuổi - triệu chứng, nguyên nhân và điều trị bệnh
Bệnh chân tay miệng biểu hiện không đặc trưng vẫn biến chứng nặng, chớ chủ quan!
Câu hỏi: Chào Bác sĩ! Tôi năm nay 28 tuổi. Xin hỏi nếu tôi mắc bệnh chân tay miệng khi cho con bú có ảnh hưởng đến con không Bác sĩ?
Trả lời:
Trong thời điểm giao mùa hiện nay bệnh tay chân miệng đang có nguy cơ bùng phát trở lại. Rất nhiều phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ mắc bệnh rất lo sợ sẽ truyền bệnh cho con.
Về vấn đề này, ThS. Nguyễn Kiên Cường - Viện Y học dự phòng Quân đội, cho biết:
Bệnh chân tay miệng lây truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc với dịch tiết nước bọt đờm dịch mũi họng, dịch tiết từ nốt phổng bị vỡ ra, hoặc qua phân của người bệnh. Bệnh không lây qua sữa mẹ; do đó khi bú sữa mẹ trẻ sẽ không có nguy cơ bị lây bệnh.
Theo ThS. Cường virus gây bệnh tay chân miệng có thể lây nhiễm từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt, chất dịch từ mụn nước hoặc phân của người bị nhiễm bệnh. Người bị bệnh có thể làm lây lan bệnh nhiều nhất trong tuần đầu tiên của bệnh, nhưng thời gian lây nhiễm có thể kéo dài trong vài tuần (do virus vẫn tồn tại trong phân).
Do đó, tất cả những người chưa từng bị bệnh tay chân miệng đều có nguy cơ nhiễm bệnh nhưng không phải ai bị nhiễm cũng xuất hiện bệnh. Trong đó trẻ em dưới 10 tuổi, đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi là những đối tượng dễ mắc bệnh nhất kèm theo các biến chứng nặng. Lý giải điều này, PGS Dũng cho rằng do trẻ em có ít kháng thể hơn người lớn và ít khả năng miễn dịch khi tiếp xúc.
Tuy nhiên trong quá trình tiếp xúc gần với mẹ, bé có thể bị lây nhiễm bệnh từ mẹ qua các đường trên. Vì vậy, người mẹ mắc bệnh cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc với bé, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh việc tiếp xúc gần gũi với con như ôm, hôn. Thời gian lây truyền từ trước khi xuất hiện nốt phỏng 2 ngày cho đến khi nốt phỏng đã liền và bong vảy.
Như vậy, việc cách ly giữa mẹ và bé là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:06 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:03 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:09 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:02 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:01 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:04 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:09 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:03 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:01 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:03 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:04 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:04 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:04 12/02/2023