ThS Nguyễn Kiên Cường: Phòng tránh nguy cơ nhiễm khuẩn do thủy đậu

Người mang siêu vi thủy đậu, khi nói, hắt hơi hoặc ho... các siêu vi đó theo nước bọt bắn ra ngoài tan thành bụi.

Khi khởi phát, người bệnh có thể có biểu hiện sốt đau đầu đau cơ một số trường hợp nhất là trẻ em có thể không có triệu chứng báo trước.

Khi bị thủy đậu, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những “nốt rạ”. Đây là những nốt tròn nhỏ xuất hiện nhanh trong vòng 12 – 24 giờ, các nốt này sẽ tiến triển thành những mụn nước bóng nước. Nốt rạ có thể mọc khắp toàn thân hay mọc rải rác trên cơ thể, số lượng trung bình khoảng 100 – 500 nốt. Trong trường hợp bình thường những mụn nước này khô đi, trở thành vảy và tự khỏi hoàn toàn trong 4 – 5 ngày.

Ở trẻ em, thủy đậu thường kéo dài khoảng 5 – 10 ngày dẫn đến việc phải nghỉ học hoặc nghỉ đến nơi giữ trẻ.

Bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện 10 - 14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Khởi phát bệnh thường đột ngột với triệu chứng nổi mụn nước và thường nổi ở vùng đầu mặt, chi và thân.

Mụn nước xuất hiện rất nhanh trong vòng 12 - 24 giờ có thể nổi toàn thân. Mụn nước có kích thước từ l - 3 mm đường kính, chứa dịch trong. Tuy nhiên, những trường hợp nặng mụn nước sẽ to hơn hay khi nhiễm thêm vi trùng mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ.

Nhằm tránh nguy cơ nhiễm khuẩn do vi-rút thủy đậu gây ra, ThS. Nguyễn Kiên Cường - Viện Y học dự phòng Quân đội cho biết:

- Người bệnh có thể sử dụng thuốc Xanhmethylen bôi tại chỗ vào những nốt thủy đậu đã vỡ. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm vitamin nhóm B và vitamin E đường uống.

- Nên sử dụng thêm vitamin nhóm B và vitamin E đường uống.

- Chống nhiễm khuẩn là cách tốt nhất để tránh nguy cơ thành sẹo Cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ, bôi thuốc sát khuẩn tại chỗ và uống thuốc kháng sinh với mục đích đề phòng bội nhiễm

- Nên có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, ngủ, nghỉ hợp lý để hỗ trợ điều trị và rút ngắn thời gian mắc bệnh.

- Không cần tiêm phòng sau khi khỏi bệnh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật