Triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em, cách chăm sóc trẻ bị thủy đậu

Thủy đậu là bệnh rất dễ lây lan, có thể bùng phát thành dịch bệnh. Do đó, cần phát hiện và điều trị thủy đậu kịp thời, nhất là bệnh thủy đậu ở trẻ em. Vậy những triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em hay gặp là gì?

Triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em

– Giai đoạn đầu, trẻ thường bị đau đầu sốt, khó chịu, quấy khóc (trẻ sơ sinh) đau cơ chán ăn Tuy nhiên, có một số trường hợp không có triệu chứng báo động.

– Giai đoạn tiếp theo xuất hiện các mụn nhỏ màu hồng nhạt, sau 1 – 2 ngày xuất hiện các nốt đậu mụn nước mọc ở mặt, ngực sau đó đến lưng, và nhanh chóng sau 24 giờ có thể toàn thân. Phỏng nước chứa dịch mà trong, có thể màu đục nếu như bên trong chứa mủ. Triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em này khiến trẻ bứt rứt khó chịu.

Các mụn thủy đậu mọc làm nhiều đợt khác nhau nên trên cùng một vùng da có thể có mụn đỏ rát mụn nước trong, đục hoặc mụn đã đóng vảy giống y như những triệu chứng bệnh zona nếu trẻ bị tái phát về sau.

Triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em phổ biến nhất là mụn nước

Triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em phổ biến nhất là mụn nước

bệnh thủy đậutrẻ em kéo dài từ 1 – 2 tuần. Trong giai đoạn cuối, các nốt thủy đậu đóng vảy và bay đi rất nhanh, nếu không bị biến chứng bội nhiễm thì sẽ không để lại sẹo. Sức khỏe của bé cũng phục hồi dần, giảm sốt, hạch sau tai hết, hết đau họng ăn uống trở lại bình thường.

Cách chăm sóc trẻ bị thủy đậu

– Đầu tiên, khi trẻ mắc bệnh thủy đậu cần cách ly trẻ với người khác để tránh lây nhiễm. Tất cả các đồ dùng cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng chăn chiếu, bát đũa,… phải sử dụng riêng.

– Vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ hàng ngày bằng nước ấm trong phòng tắm cho bé. Rửa tay, cắt móng tay và đeo găng tay cho trẻ tránh cào, gãi các nốt đậu khiến nốt đậu bị vỡ lây lan sang vùng da cạnh và để lại sẹo lõm.

– Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái cho trẻ để tránh cọ xát vào các nốt thủy đậu gây vỡ.

– Bôi thuốc xanh metylen vào những nốt đậu đã khô

Bôi thuốc xanh vào nốt thủy đậu

Bôi thuốc xanh vào nốt thủy đậu

– Cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng thức ăn mềm, lỏng dễ tiêu hóa cho trẻ uống nhiều nước, ăn thêm hoa quả giàu vitamin như cam chuối

– Đưa trẻ đi khám bác sỹ, khi thấy triệu chứng của bệnh thủy đậu ở trẻ em, các bậc phụ huynh cần đưa bé đến cơ sở y tế để khám và có chỉ định điều trị nội trú hay tại nhà. Nếu trẻ sốt cao bác sỹ sẽ cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt thuốc kháng sinh và thuốc bôi ngoài da. Việc sử dụng thuốc nào phải theo chỉ định của bác sỹ, không được tự ý sử dụng thuốc cho bé, dễ dẫn đến những biến chứng khôn lường.

Trong quá trình chữa và chăm sóc trẻ bị thủy đậu cần theo dõi kỹ tình trạng của bé. Nếu triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em là sốt cao, không hạ nhiệt hoặc hạ sốt nhưng đột nhiên sốt cao trở lại, trẻ khó thở xuất hiện cần đưa bé đến bệnh viện để chữa trị kịp thời.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật