Cảnh giác trước những biến chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Có thể gặp biến chứng sang viêm màng não vi-rút hay biến chứng hiếm gặp khác bao gồm bệnh bại liệt như tê liệt hoặc viêm não.

Bệnh tay chân miệng (TCM) là một căn bệnh truyền nhiễm gây ra bởi các vi-rút khác nhau. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, trẻ lớn và người lớn cũng có thể mắc. Tại Việt Nam, bệnh bùng phát nhất vào giai đoạn chuyển mùa, và đặc biệt là mùa hè.

Những dấu hiệu của bệnh TCM?

Các triệu chứng thường bắt đầu bằng sốt, giảm cảm giác ngon miệng đau họngmệt mỏi Một hoặc hai ngày sau khi bắt đầu sốt, những vết lở loét có thể xuất hiện trong miệng. Những vết đốm đỏ mọng nước bắt đầu nổi dạng ban trên da ở tay và chân, có thể cả trên đầu gối, khuỷu tay và mông bé phát ban này có thể có mủ nhưng thường sẽ không bị ngứa.

Không phải ai cũng sẽ nhận được tất cả những triệu chứng này. Một số trẻ chỉ phát ban; một số chỉ đau họng. Một số còn không có triệu chứng nào đáng kể, nhưng vẫn có thể truyền bệnh cho người khác.

Những biến chứng nguy hiểm của TCM?

Bệnh TCM thường không phát triển những biến chứng nghiêm trọng. Bệnh thường nhẹ, và gần như tất cả bệnh nhân hồi phục trong 7 đến 10 ngày mà không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, một người bị nhiễm bệnh vẫn có thể bị biến chứng sang viêm màng não vi-rút (đặc trưng bởi sốt đau đầu cứng cổ đau lưng) và có thể cần phải nhập viện trong một vài ngày. Biến chứng hiếm gặp khác bao gồm bệnh bại liệt như tê liệt hoặc viêm não (viêm não), có thể gây tử vong

Có một số bằng chứng cho thấy, việc nhiễm bệnh TCM trong thời gian ba tháng đầu của thai kỳ có thể dẫn đến sẩy thai mặc dù điều này là rất hiếm. Nhưng để phòng ngừa phụ nữ mang thai nên tránh tiếp xúc gần với những người có bệnh. Phụ nữ bị TCM khi mang bầu có thể vượt qua bệnh để sinh em bé, và em bé sinh ra với căn bệnh này thường chỉ có triệu chứng nhẹ.

TCM có thể lây qua những đường nào?

Những người bị TCM dễ gây lây lan nhất trong tuần đầu tiên mắc bệnh. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể bị lây trong tuần sau khi các triệu chứng biến mất. Một số người, đặc biệt là người lớn, những người bị nhiễm vi-rút gây bệnh có thể không có bất cứ dấu hiệu nào, tuy nhiên, họ vẫn có thể lây lan vi-rút cho người khác. vi-rút có thể lây lan qua các con đường:

- Tiếp xúc gần gũi, như ôm, hôn, hoặc chia sẻ bát và dụng cụ ăn uống

- ho và hắt hơi

- Tiếp xúc với phân, có thể xảy ra trong quá trình thay tã

- Tiếp xúc với dịch mủ

- Chạm vào những bề mặt có vi-rút.

Bệnh TCM có chữa được không?

Không có phương pháp điều trị cụ thể cho bệnh tay chân miệng Với những triệu chứng sốt và đau có thể dung thuốc hạ sốtgiảm đau acetaminophen hoặc ibuprofen. Điều quan trọng là uống đủ nước để tránh mất nước của cơ thể.

Cho trẻ uống nhiều nước để phòng bệnh TCM

Hiện nay, chưa có vắc-xin cho bệnh TCM. Tuy nhiên, bạn có thể làm giảm nguy cơ bị nhiễm các loại vi-rút gây ra nó bằng những cách đơn giản sau đây:

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn trong tối thiểu 20 giây, đặc biệt là sau khi thay tã, sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi chăm sóc trẻ trước khi ăn và chế biến thức ăn, sau khi tiếp xúc với người bệnh…

- Tránh chạm vào mắt, mũi, và miệng khi chưa rửa tay.

- Tránh tiếp xúc gần (ôm, hôn, chia sẻ dụng cụ ăn uống) với người bị nhiễm bệnh.

- Khử trùng thường xuyên các đồ vật bé hay chạm vào (đồ chơi, tay nắm cửa...), đặc biệt khi có ai đó trong nhà đang bị bệnh.

Những lưu ý nhanh:

- Thường gây sốt, lở loét đau đớn trong miệng, và phát ban trên bàn tay và bàn chân

- Là bệnh truyền nhiễm.

- Chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ sơ sinhtrẻ em dưới 5 tuổi, nhưng mọi người ở mọi lứa tuổi có thể bị nhiễm

- Không có điều trị đặc hiệu

- Nguy cơ nhiễm có thể được giảm bằng cách thực hành vệ sinh tốt, chẳng hạn như rửa tay thường xuyên và đúng cách.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật