Chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em - nguyên nhân và cách điều trị

Giấc ngủ là nhu cầu thiết yếu của con người giấc ngủ giúp cơ thể hồi phục và phát triển, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, thông qua giấc ngủ để phát triển cả về cơ thể và não bộ. Hiểu được tầm quan trọng của nó, các mẹ cần chú ý không để bé rơi vào tình trạng thiếu ngủ rối loạn giấc ngủ nếu có cần phải điều trị khắc phục chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em ngay để bé có thể ngon giấc và lớn lên hàng ngày.

Các dấu hiệu lâm sàng cho thấy rằng trẻ đang ngủ không đủ giấc: Ngáp nhiều, mệt mỏi, uể oải, lười vận động chơi đùa, mí mắt sụp…

Biểu hiện chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em

- Mộng du: trong khi ngủ bé bỗng dưng bật dậy, đi lại hoặc làm các hoạt động mà không ý thức được, sáng hôm sau tỉnh dậy bé thường không nhớ gì. Bé thường gặp mộng du sau khoảng 1-2 giờ ngủ vào kéo dài 15 - 20 phút, sau đó bé sẽ tiếp tục ngủ lại. Nghiên cứu cho thấy khoảng 10-15% trẻ em ở độ tuổi 5-12 tuổi mắc chứng mộng du.

 Chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em có nhiều biểu hiện khác nhau

Chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em có nhiều biểu hiện khác nhau

- Nghiến răng: Là chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em đặc trưng. Các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công cho thấy là khi trẻ thường xuyên nghiến răng vào ban đêm lại là dấu hiệu của chứng rối loạn giấc ngủ.

- Mê sảng: Là hành vi bé nói và cười trong khi ngủ một cách vô thức, trở mình tỉnh giấc nhiều lần.

- Hội chứng Hypersomnia: Hypersomnia cũng là một dạng của rối loạn giấc ngủ Biểu hiện ở việc đảo lộn trật tự giấc ngủ, bé rất hay buồn ngủ vào ban ngày nhưng đêm đến thì khó ngủ và ngủ được rất ít.

- Hội chứng chân không yên: Thể hiện ở cả trẻ sơ sinh trẻ nhỏ và người lớn, cả lúc ngồi hoặc nằm, sẽ vô thức thực hiện các vận động mất kiểm soát. Các bác sĩ cho rằng triệu chứng này liên quan đến vấn đề thiếu máu

- Đái dầm vào ban đêm: Xuất hiện nhiều ở trẻ từ 8-12 tuổi đi tiểu đêm thường xuyên hơn

- Hoảng sợ trong giấc ngủ: Thường xuất hiện chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em, đặc biệt ở trẻ từ 1-8 tuổi, biểu hiện ở dấu hiệu sau khi ngủ được một vài giờ, bé giật mình hoảng sợ và quấy khóc, dù có vẻ là mắt mở nhưng dường như bé vẫn đang thiếp ngủ, biểu lộ sự sợ hãi và bồn chồn. Sau khi khóc xong bé sẽ trở mình ngủ tiếp và thường không nhớ gì vào sáng hôm sau.

Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý rối loạn giấc ngủ ở trẻ, tuy nhiên dưới đây là một số lý do phổ biến nhất

- Thay đổi môi trường sống một cách đột ngột, khi trẻ chưa thích nghi được với nơi ở mới, gây ra trạng thái tâm lý lo sợ buồn hụt hẫng.

- Trẻ mắc các chứng bệnh về hô hấp như viêm mũi sổ mũi viêm họng… dẫn tới tình trạng khó thở khi ngủ, mệt mỏi đau nhức, khó đi vào giấc ngủ.

- Trẻ đang thiếu hụt dinh dưỡng dẫn tới tình trạng mệt mỏi bức bối, khó chịu gây chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em

- Trẻ mắc các bệnh về tiêu hóa bụng óc ách, khó đi vào giấc ngủ

- Thực tế là đối với trẻ dưới 1 tuổi nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ rất khó để tìm ra nguyên nhân, ngay cả khi bạn đã đưa trẻ đi khám bác sĩ.

Cần tạo không gian yên tĩnh cho con , giúp con ngủ ngon

Cần tạo không gian yên tĩnh cho con , giúp con ngủ ngon

Cách phòng ngừa chứng rối loạn giấc ngủ

Đầu tiên bố mẹ nên tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bé mà đưa bé đi khám bác sĩ sớm để được tư vấn điều trị hợp lý, phù hợp với tình trạng bệnh hiện tại, không nên chủ quan vì có thể dẫn tới các trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra. Bên cạnh đó, các mẹ có thể áp dụng thêm một số mẹo giúp cho bé ngủ ngon hơn như sau:

- Tạo không gian yên tĩnh, êm ái, đèn mở vừa phải cho trẻ trước khi đi ngủ. Lưu ý tắt hết các thiết bị điện tử, chuông điện thoại, bộ phát wifi, hạn chế chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em

- Hạn chế không cho trẻ chạy nhảy, đùa nghịch quá nhiều trước lúc đi ngủ vì điều này ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ của trẻ.

- Giường chiếu, chăn nệm ngủ của trẻ phải được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên, không gian phòng ngủ thoáng mát, thơm tho.

- Xây dựng khung giờ ngủ cố định cho trẻ vì ngủ sớm, đúng giờ rất tốt cho bé và sẽ tránh được tình trạng quấy khóc do gắt ngủ.

- Trước khi trẻ ngủ, mẹ nên tạo thói quen kể chuyện, hát ru, cho trẻ nghe các bản nhạc nhẹ nhàng để trẻ dễ đi vào giấc ngủ hơn, an tâm hơn vì cảm nhận được sự quan tâm của mẹ.

 

- Đặc biệt khi chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em xảy ra cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, nhất là các thực phẩm giàu chất sắt các loại vitamin thiết cho bữa ăn của trẻ.

- Cần theo dõi chặt chẽ giấc ngủ của bé để xem tình trạng bệnh tình có được cải thiện hơn không. Nếu tình trạng bệnh không tiến triển mà bé có dấu hiệu sang chấn tâm lý, cần đưa bé đến tư vấn và điều trị tại bác sĩ tâm lý ngay.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật