Khi trẻ em tử vong bằng những lý do "trời ơi đất hỡi"

Trẻ tử vong do bú sữa mẹ, nằm bú bình hay bị diều cuốn đi là những lý do hy hữu xảy ra mà cha mẹ đều không thể ngờ tới được.

Môi trường xung quanh luôn ẩn chứa nhiều mối nguy hại tiềm ẩn, rình rập và có thể gây ra tử vong cho trẻ bất cứ lúc nào. Sự non nớt, hạn chế về hiểu biết sức đề kháng kém, sự vô ý của cha mẹ đều là những nguyên nhân khiến trẻ dễ gặp nguy hiểm.

Trên thực tế, có nhiều trường hợp trẻ em bị tử vong vì những lý do “trời ơi đất hỡi” mà bạn không thể tưởng tượng được:

Trẻ tử vong do bị diều cuốn đi

Vào chiều ngày 15/3/2015, cậu bé 5 tuổi Văn Minh Đạt đang chơi tại cánh đồng diều nằm ở thị trấn Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh, bất ngờ bị một con diều khổng lồ dài khoảng 20m cuốn dây vào chân, kéo lên trên trời với độ cao hơn chục mét.

Sau đó, cậu bé đột ngộ bị tuột ngã khỏi cánh diều, rơi xuống đất. Dù đã được đưa vào bệnh viên cứu chữa kịp thời, nhưng Đạt đã không quá khỏi. Người mẹ lẫn những người chứng kiến vụ tai nạn này vẫn chưa hết bàng hoàng và đau xót bởi sự việc diễn ra quá nhanh và hy hữu như vậy.

Cận cảnh con diều khiến cậu bé 5 tuổi tử vong. Ảnh: Vnexpress

Cận cảnh con diều khiến cậu bé 5 tuổi tử vong. Ảnh: Vnexpress

Trẻ nằm bú bình bị chết ngạt

Tại quận Hoàng Mai Hà Nội một bé gái 10 tháng tuổi được mẹ cho nằm bú, rồi sau đó vừa ngủ vừa bú bình sữa Sau khi bú hết bình sữa, mẹ bé tiếp tục cho bé nằm ngủ một mình rồi quay ra nấu cháo và đồ ăn sáng cho gia đình Chỉ vài giờ sau, người mẹ phát hiện con mình toàn thân tím tái, thở khó nhọc.

Gia đình đưa bé đi cấp cứu tại Khoa nhi bệnh viện Bạch Mai nhưng khi được đưa vào viện, bé đã ngừng thở tim ngừng đập, không thể cứu chữa được nữa. Theo các bác sĩ, bé đã bị mắc hội chứng trào ngược hay bị nôn trớ. Thực tế, các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ không nên cho trẻ nằm bú bình nhất là những trẻ bị rối loạn tiêu hóa có thể để lại nhiều rủi ro, không phát hiện kịp thời sẽ khiến trẻ bị tử vong như trường hợp kể trên.

Cha mẹ cần trông nom khi cho trẻ bú bình. (Ảnh minh họa: Internet)

Cha mẹ cần trông nom khi cho trẻ bú bình. (Ảnh minh họa: Internet)

Tử vong khi cha mẹ rung lắc mạnh

Ít ai ngờ rằng khi bố mẹ bế thốc, nhấc bổng bé tung lên cao rồi hạ xuống, rung lắc hay tung đỡ đều là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tử vong ở trẻ. Những hành động này gây nên hội chứng rung lắc thường hay gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. Tại Mỹ, ước tính đã có khoảng 1200 đến 1400 trẻ bị chấn thương nặng hay tử vong do rung lắc vào mỗi năm.

Theo đó, não trẻ em vốn mềm, màng nào mỏng, các cơ và dây chằng ở vùng cổ thì lỏng lẻo. Khi trẻ bị cha mẹ rung lắc đột ngột, xương sọ mềm của trẻ sẽ không chịu được lực, chuyển xuống tới não gây ra tình trạng giập não, gây phù chảy máu não tổn thương não vĩnh viễn, giảm thị lực hay mù, chấn thương cột sống và thậm chí là bị tử vong.

Rung lắc mạnh khiến cho não trẻ bị chấn thương. Ảnh: Vietnamnet

Rung lắc mạnh khiến cho não trẻ bị chấn thương. Ảnh: Vietnamnet

Tử vong do bú sữa mẹ

Tại bệnh viện Từ Dũ Tp.HCM, chỉ sau vài lần bú sữa mẹ một bé trai sơ sinh đã có biểu hiện khác thường như hôn mê mệt mỏi bỏ bú và tử vong ngay sau đó. Theo kết quả xét nghiệm cho thấy, bé tử vong là do sữa mẹ gây nên vì bé không may mắc chứng rối loạn chuyển hóa lipid bẩm sinh.

Những đứa trẻ nếu mắc chứng rối loạn này, khi bú sữa mẹ, các chất không được chuyển hóa sẽ ứ đọng lại, gây ra phản ứng xấu cho cơ thể, nếu không phát hiện kịp thời sẽ bị tử vong. Chính vì vậy, nếu phát hiện sớm ngay từ đầu, cách ly trẻ với các loại sữa mà chỉ nuôi bằng dung dịch có đường glucose kèm chất điện giải hay cho ăn qua đường tĩnh mạch thì cơ hội sống sót cao.

Những trẻ mắc chứng rối loạn chuyển hóa lipid không được phép bú sữa mẹ. (Ảnh minh họa: Internet)

Những trẻ mắc chứng rối loạn chuyển hóa lipid không được phép bú sữa mẹ. (Ảnh minh họa: Internet)

Có thể thấy, trẻ em ngay từ khi sinh ra đời luôn phải đối mặt với vô vàn những nguy cơ có thể dẫn đến tử vong bất cứ lúc nào. Để hạn chế tình trạng này, cha mẹ luôn luôn để tâm, quan sát, theo dõi trẻ, nếu có những triệu chứng bất thường thì cần tìm đến bác sĩ ngay để được cứu chữa kịp thời, hạn chế nguy hại đến sức khỏe

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật