Nhiều bệnh nguy hiểm đe dọa trẻ nhỏ bởi không tiêm ngừa vắc-xin

Một bé gái 6 tuổi ở Đăk Lăk mới đây tử vong do viêm não Nhật Bản - bệnh hoàn toàn có thể dự phòng bằng vắc-xin.

Trước đó, bệnh nhi có biểu hiện sốt cao co giật và khám tại một phòng khám gần nhà nhưng bệnh không giảm. Khi đến bệnh viện đa khoa tỉnh thì trẻ đã trong tình trạng lơ mơ, mạch nhanh tử vong sau đó. Kết quả xét nghiệm bệnh phẩm dương tính với viêm não Nhật Bản Trẻ chưa được tiêm vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản

Trung tâm Y tế huyện đã phun hóa chất diệt muỗi tại gia đình bé và các hộ dân lân cận, điều tra tiền sử tiêm chủng để tiêm vét vắc-xin viêm não Nhật Bản B cho trẻ 1-15 tuổi trong khu vực.

Viêm não Nhật Bản là bệnh diễn biến nặng, tỷ lệ di chứng và tử vong cao. Ước tính khoảng 30% bệnh nhân nhập viện tử vong, 1/3-1/2 trường hợp sống sót bị các di chứng thần kinh và tâm thần nặng nề.

Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm vắc-xin. Phó giáo sư - tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế Dự phòng, Bộ Y tế nhấn mạnh, trẻ phải được tiêm đủ liều, đúng lịch, tiêm nhắc lại. Đối với vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản, nếu chỉ tiêm một mũi thì không có hiệu lực bảo vệ, tiêm đủ hai mũi hiệu lực bảo vệ đạt trên 80%. Tiêm đủ ba mũi, hiệu lực bảo vệ đạt 90-95% trong khoảng ba năm.

Ngoài viêm não Nhật Bản, gần đây nhiều bệnh viện cũng ghi nhận sự quay trở lại của một số bệnh truyền nhiễm dù đã có vắc-xin phòng bệnh như bại liệt hobệnh sởi Nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng nguy kịch, thậm chí tử vong. Rất nhiều trường hợp này đã có thể tránh được nếu tiêm phòng vắc-xin đúng lịch, đủ mũi.

Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Vệ sinh Dịch tễ Trung ương chia sẻ, thời gian qua có một số nơi, một số thời điểm tỷ lệ tiêm chủng thấp và dịch bệnh nghiêm trọng đã xảy ra như dịch sởi, bạch hầu, ho gà, viêm não Nhật Bản… cướp đi sinh mạng của nhiều trẻ. Điều này cho thấy nếu trẻ không được tiêm chủng thì nguy cơ dịch bệnh quay trở lại rất lớn, gây nguy hiểm cho sức khỏe trẻ và cộng đồng.

'Từ khi vắc-xin ra đời, loài người đã thực sự có được một loại vũ khí siêu hạng, sắc bén nhất, hữu hiệu nhất để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Không có bất cứ can thiệp y tế nào, ngay cả việc phát minh ra kháng sinh lại có tác động to lớn như vắc-xin trong việc giảm tỷ lệ mắc và tử vong của bệnh truyền nhiễm', phó giáo sư Dương nhấn mạnh.

Chung quan điểm này, phó giáo sư, tiến sĩ Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết tiêm chủng là việc sử dụng vắc-xin nhằm kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch chủ động, đặc hiệu để chống lại bệnh truyền nhiễm. Hầu hết người được tiêm vắc-xin sẽ có miễn dịch và được bảo vệ khi tiếp xúc với mầm bệnh Còn miễn dịch tự nhiên chỉ có sau khi đã mắc bệnh hoặc khi tiếp xúc với mầm bệnh.

'Trẻ nhỏ mắc một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do không được tiêm chủng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Có những bệnh để lại di chứng suốt đời, thậm chí tử vong như bại liệt viêm não Nhật Bản B', phó giáo sư Hồng nói.

Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo, cha mẹ cần lưu ý cho trẻ tiêm đầy đủ, tiêm nhắc lại để dự phòng trước bệnh cho trẻ; tránh tình trạng đến khi có dịch mới đổ xô đi tiêm. Trẻ không được tiêm chủng, tiêm không đầy đủ hoặc tiêm chủng muộn sẽ rất nguy hiểm, khiến cho trẻ có nguy cơ cao bị mắc bệnh do không có miễn dịch bảo vệ.

Lịch tiêm chủng cho trẻ trong Chương tình Tiêm chủng mở rộng:

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật