Những nguyên nhân gây nên viêm tai giữa ở trẻ em mà cha mẹ cần biết

Viêm tai giữa là bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ, thường gặp khi trẻ mắc các bệnh về viêm đường hô hấp trên nên không được cha mẹ chú ý tới. Điều này khiến cho trẻ có thể bị viêm tai giữa cấp tính, chảy mủ, đau nhức tai, thủng màng nhĩ, làm tiêu xương, giảm thính lực…

Nặng hơn nữa là những biến chứng nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến tính mạng viêm tai giữa cấp có thể dẫn đến những biến chứng sọ não cực kỳ nguy hiểm như viêm màng não áp xe não do tai, viêm tắc tĩnh mạch bên, do viêm nhiễm lan từ trần hòm tai lên não hoặc gây liệt dây thần kinh mặt (dây số 7).

Viêm tai giữa có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân gây nên.

Nguyên nhân cơ bản vẫn là do cấu trúc trong tai trẻ chưa đủ hoàn thiện, khiến trẻ có nguy cơ phát triển các bệnh nhiễm trùng tai Ở trẻ em, vòi nhĩ (nối hòm tai và họng mũi) ngắn hơn, khẩu kính lớn hơn ở người lớn nên vi trùng và các chất xuất tiết ở mũi họng rất dễ lan lên tai giữa. Đặc biệt, khi em bé nằm ngửa, tai sẽ ở vị trí thấp hơn mũi họng, nếu em bé khóc, vòi nhĩ sẽ mở rộng thêm làm cho các chất xuất tiết ở mũi họng theo đó chảy vào hòm tai và gây viêm nhiễm.

Ngoài ra, còn có các yếu tố nguy cơ khác dễ dẫn đến bệnh viêm tai giữa. Đó là:

- Thời tiết lạnh: viêm tai giữa thường bắt nguồn từ cảm lạnh Trẻ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên sẽ dễ dẫn đến viêm tai giữa

- trẻ em hay bị viêm mũi họng vi khuẩn sẽ từ các ổ viêm này lan lên tai gây nên viêm tai giữa.

- Trẻ sống trong môi trường nhiều khói bụi khói thuốc lá môi trường ô nhiễm nặng dễ bị bệnh.

- Trẻ bú bình có nguy cơ cao bị viêm tai hơn bé bú mẹ. Bởi khi bé nằm và mút sữa bình thì sữa từ trong tai có thể tràn vào ống thính giác, gây viêm.

- Hệ thống niêm mạc đường hô hấp (niêm mạc mũi họng, niêm mạc hòm tai, niêm mạc khí phế quản ) ở trẻ em rất nhạy cảm, dễ phản ứng với những kích thích hóa, lý và cơ học bằng hiện tượng xuất tiết dịch, làm cho dịch ứ đọng nhiều trong hòm tai gây viêm tai giữa

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật