Vì sao trẻ bị suy nhược cơ thể - cha mẹ đừng bỏ qua những lời khuyên bổ ích sau
Nhiều người nghĩ rằng, chỉ có người lớn mới bị suy nhược cơ thể. Nhưng thực tế, suy nhược cơ thể là tình trạng mệt mỏi về thể xác lẫn tinh thần ở cả người lớn và trẻ em.
BSCK2. Nguyễn Thị Thanh - Bệnh viện Nhi đồng 2 - cho biết, có nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do bệnh lý trong cơ thể, có thể do hoạt động quá sức, có thể do thiếu nghỉ ngơi, thiếu cung cấp năng lượng.
Nguyên nhân có thể do thiếu một số dưỡng chất thiết yếu cho hoạt động của hệ thần kinh hệ võng mạc hệ tuần hoàn… Trẻ có thể mắc một bệnh lý cấp tính như viêm phổi tiêu chảy cấp, hay bệnh lý mãn tính như hen suyễn không được kiểm soát tốt, sốt kéo dài lao phổi bệnh lý về máu, bệnh tim bẩm sinh...
Trẻ có thể bị viêm hệ hô hấp như suyễn viêm phổi làm bé khó thở mệt không muốn hoạt động, thông thường trẻ sẽ có những cơn ho hay cơn khó thở kèm theo. Khi trẻ mệt mỏi ăn kém, kèm theo triệu chứng hô hấp hay tiêu hóa thì nhất định phải được thăm khám kỹ lường để phát hiện bệnh lý kịp thời.
Trẻ có thể suy kiệt do thiếu nước, nôn mửa nhiều, hoặc tiêu lỏng nhiều lần. Đây là một cấp cứu ở trẻ em cần phải can thiệp ngay. Tình trạng dinh dưỡng thiếu hoặc không đúng cách, hoặc ở trẻ có vấn đề về dị ứng đạm sữa bò hay một số thức ăn khác cũng làm cho trẻ chậm phát triển về thể chất.
Theo bác sĩ Thanh, khác với người lớn, đôi lúc người lớn bị bệnh nhưng vẫn hoạt động, làm việc bình thường do chưa phát hiện ra hoặc do ý thức cố lướt qua bệnh tật, ở trẻ nhỏ mọi sự thay đổi trong cơ thể thường được biểu hiện ra bên ngoài, ví dụ khi trẻ muốn mọc răng biết lật biết lẫy, hay sắp bị bệnh trẻ thường sốt nhẹ hay bỏ ăn...
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng việc theo dõi định kỳ trẻ nhỏ là rất quan trọng. Không phải để khi bé bệnh mới đi khám. Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi khám ít nhất 1 lần/tháng, trẻ 2 tuổi khám 2 tháng/lần, trẻ 3 tuổi khám 3 tháng/lần… trẻ > 6 tuổi thì khám 6 tháng/lần.
Trẻ khỏe mạnh là trẻ ăn ngủ bình thường, lên cân tốt, phát triển thể chất vận động tốt, phát triển ngôn ngữ và lời nói tốt. Do đó, mỗi trẻ em đều phải được theo dõi trên biểu đồ cân nặng và chiều cao, nếu trẻ ăn ít nhưng hoạt động tốt, phát triển ngôn ngữ vận động tốt, thì không có gì phải lo lắng.
Ngược lại, trẻ phát triển quá tốt về cân nặng và chiều cao nhưng lại chậm về vận động, cũng như tiếp xúc khó khăn thì phải được theo dõi sát và có những biện pháp hỗ trợ kịp thời. Khi khám định kỳ, bác sĩ nhi khoa sẽ tư vấn về dinh dưỡng tiêm ngừa và theo dõi sự phát triển toàn diện của trẻ.
- Căn bệnh khiến bé cứ ra ngoài khu vực có hoa chơi là khó thở (Thứ năm, 08:33:01 04/02/2021)
- Trẻ mở miệng khi ngủ: Cảnh báo những vấn đề sức khỏe... (Thứ năm, 13:43:03 28/01/2021)
- Bé 2 tuổi ngày nào cũng cười toe toét: Ai cũng tưởng ngoan nhưng... (Chủ nhật, 16:01:07 18/10/2020)
- 4 thói quen của cha mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe tai mũi họng... (Thứ Hai, 08:33:02 14/09/2020)
- Những lý do cơ bản khiến trẻ chậm mọc răng bạn nên biết (Chủ nhật, 07:30:05 02/08/2020)
- Bí mật về khóc dạ đề mà có thể mẹ chưa biết đến (Thứ bảy, 09:45:00 01/08/2020)
- Để con bớt đau khi mọc răng, cha mẹ có thể làm điều này (Thứ sáu, 14:40:05 31/07/2020)
- BS Nguyễn Thị Hòa: Việc cần làm khi trẻ bị mộng du (Thứ năm, 22:00:00 30/07/2020)
- Bố 9X chết điếng nhận tin con 7 ngày tuổi mắc cùng lúc 2 bệnh... (Thứ sáu, 10:05:06 10/07/2020)
- Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị sặc bột hiệu... (Thứ năm, 14:50:00 28/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:09 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:06 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:05 12/02/2023