Bệnh tắc tĩnh mạch gây nguy hiểm gì? Bạn đã biết nguyên nhân chưa?

Tắc tĩnh mạch võng mạc gây giảm sút thị lực trầm trọng, thậm chí có thể gây mù lòa do những biến chứng nặng nề. Trong số những bệnh lý mạch máu võng mạc, bệnh là nguyên nhân gây mù lòa thứ 2 trên thế giới sau bệnh võng mạc tiểu đường.

Ở Việt Nam trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng của các bệnh lý toàn thân như tăng huyết áp bệnh tim tiểu đường rối loạn mỡ máu thì bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc cũng có chiều hướng tăng lên.

Bệnh xuất hiện đột ngột thường ở một mắt, người bệnh nhìn kém đột ngột, mức độ vừa, như nhìn qua lớp sương mù hoặc thị lực giảm trầm trọng trong vòng 2 - 3 ngày. Vùng nhìn của người bệnh cũng bị thu hẹp lại, hoặc nhìn thấy đám đen trước mắt. Ngoài các dấu hiệu trên, người bệnh không đau nhức mắt, không đỏ mắt, không chảy nước mắt.

Khám mắt bị bệnh, thầy thuốc phải tra thuốc giãn đồng tử để soi đáy mắt sẽ thấy hình ảnh tĩnh mạch võng mạc giãn không đều động mạch thu hẹp, xuất huyết võng mạc nhiều làm đáy mắt đỏ rực, đôi khi thành đám lớn.

Có thể có những xuất tiết bông, xốp trên võng mạc, phù võng mạc tỏa lan, phù hoàng điểm phù đĩa thị. Ở giai đoạn sau, bệnh có biến chứng: phù hoàng điểm dạng nang, tân mạch đĩa thị, tân mạch mống mắt, tân mạch góc tiền phòng hoặc glôcôm tân mạch xuất huyết dịch kính, teo thần kinh thị giác gây mù lòa cho người bệnh.

Làm gì khi bị tắc tĩnh mạch võng mạc?

Khi người bệnh được phát hiện có tắc tĩnh mạch võng mạc phải được chuyển đến cơ sở chuyên khoa mắt có các xét nghiệm về chẩn đoán hình ảnh (chụp mạch ký huỳnh quang võng mạc chụp cắt lớp võng mạc...) và có máy laser để điều trị bệnh.

Chụp mạch ký huỳnh quang võng mạc để xác định hình thái bệnh giúp cho thầy thuốc quyết định phương pháp điều trị bằng laser hay theo dõi. Ở hình thái thiếu máu võng mạc, người bệnh cần được làm laser ngay dự phòng các biến chứng tăng sinh tân mạch chảy máu dịch kính...

Điều trị bằng laser cũng làm giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng glôcôm tân mạch, là biến chứng gây mù lòa, thậm chí người bệnh có thể phải bỏ mắt do đau nhức quá. Ở hình thái không thiếu máu chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, người bệnh được theo dõi sát sự thoái triển tự nhiên của bệnh, phát hiện và điều trị laser kịp thời nếu bệnh chuyển sang hình thái thiếu máu. Khi phù hoàng điểm kéo dài trên 3 tháng, thị lực giảm nhiều, thầy thuốc cũng có thể áp dụng lade vùng hoàng điểm để giảm phù nhưng thị lực thường ít được cải thiện.

Ngoài ra, bệnh nhân còn được chụp cắt lớp võng mạc (OCT) để theo dõi tiến triển của bệnh và đánh giá hiệu quả của điều trị, đo điện võng mạc để tiên lượng bệnh chuẩn bị xuất hiện biến chứng hay chưa.

Tắc tĩnh mạch võng mạc có điều trị được không?

Cho đến nay, nguyên nhân bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc vẫn chưa được biết một cách chính xác, cơ chế sinh bệnh lại rất phức tạp nên việc điều trị bệnh còn nhiều khó khăn và chưa có phương pháp nào giải quyết triệt để tận gốc bệnh.

Các thuốc uống chủ yếu chỉ giảm một phần các tổn thương như tam thất để tiêu máu, amitaese giảm phù nề nhưng không ngăn ngừa được biến chứng gây mù lòa của bệnh. Điều trị bệnh bằng phẫu thuật như rạch gai thị hình nan hoa, phẫu thuật vào bao xơ chung động - tĩnh mạch võng mạc, dùng laser cao tần nối thông mạch hắc - võng mạc... mới được ứng dụng trên thế giới từ năm 2002 và chưa có báo cáo kết quả ở Việt Nam.

Do bệnh có liên quan đến bệnh lý toàn thân nên người bệnh phải được gửi đi các bệnh viện đa khoa khám tổng thể nhằm phát hiện và điều trị ổn định các bệnh toàn thân như tăng huyết áp bệnh tiểu đường hay rối loạn mỡ máu hoặc phát hiện và điều trị các bệnh lý phối hợp tại mắt. Tuy nhiên bệnh xuất hiện ở người trẻ tiên lượng thường tốt, thị lực hầu như không thay đổi, bệnh sẽ tự thoái triển.

Do tính chất bệnh nặng nề, thị lực giảm nhiều mà điều trị chỉ giúp ngăn ngừa biến chứng, ít có tác dụng tăng thị lực nên người bệnh không nên bi quan kiên trì theo dõi nếu ở hình thái không thiếu máu vì có đến 20% số bệnh nhân ở hình thái này có thể chuyển sang hình thái thiếu máu gây biến chứng mù lòa

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật