Cách điều trị đái tháo đường thai kỳ - Các mẹ chú ý nhé!

Thai phụ mắc tiểu đường cần được kiểm soát đường huyết tích cực và an toàn.

1. Chế độ vận động thể lực

Khác với các thể đái tháo đường khác, vấn đề vận động thể lực không được đặt ra nhằm tiêu hao đường, mà bệnh nhân phải làm việc nghỉ ngơi điều độ, tránh việc nặng nhọc, vận động hoạt động quá sức. 

2. Vấn đề quyết định thời điểm đẻ:

Thời điểm sinh tốt nhất là vào tuần thứ 38-41 để phòng ngừa một số biến chứng do đẻ sớm, nhất là suy hô hấp do phổi chưa trưởng thành.

Có thể cho đẻ trước tuần thứ 38, nếu quyết định cho sinh sớm trước tuần 37 thì phải xem xét đến sự phát triển phổi của thai nhi bằng xét nghiệm nước ối Nếu phát hiện thấy thai to ≥ 4kg mổ lấy thai vào buổi sáng sau liều inslin sáng.

Đường huyết người mẹ trong cuộc đẻ nên được kiểm soát < 6,1 mmol/l, nếu để trên 8,3 mmol/l thì khả năng thai nhi bị thiếu oxy sẽ cao.

3. Một số ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ sơ sinh

- Nếu người mẹ không được kiểm soát tốt đường huyết thì thai nhi có nguy cơ cao bị các dị tật bẩm sinh, có thể rất nặng. Các dị tật có thể gặp ở hệ thần kinh (thai vô sọ nứt đốt sống não úng thủy) hệ tiết niệu (teo thận nang thận hai niệu đạo), nhưng phổ biến nhất là các dị tật tim mạch (thông liên thất thông liên nhĩ đảo chỗ các mạch máu lớn)...

- thai nhi có trọng lượng to so với tuổi thai. Thai to là hậu quả của 1 chuỗi các bất thường: đường huyết của mẹ cao -> đường huyết của thai cao -> tăng tiết insulin ở thai -> kích thích thai phát triển to. Một số nguyên nhân gây thai to khác như một số chất chuyển hoá qua được rau thai, ví dụ các  axít amin chuỗi nhánh có tác dụng kích thích tiết sinh insulin hoặc các lipid qua được rau thai có thể đóng góp vào việc tích trữ mỡ nhiều ở thai.

- trẻ sơ sinh trong tuần đầu sau đẻ có thể bị: suy hô hấp cấp do phổi chưa phát triển hoàn chỉnh hạ đường huyết trong vòng 48 giờ đầu sau đẻ, do tình trạng tăng insulin máu vẫn còn tồn tại sau đẻ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật