Khắc phục chứng phù chân ở thai phụ như thế nào là tốt nhất?

Thai phụ nên ăn nhạt để hạn chế hiện tượng phù nề và tốt cho tim mạch.

Câu hỏi: Thưa bác sĩ, tôi năm nay 33 tuổi, có thai được 27 tuần nhưng bị xuống máu chân, hiện tượng này xuất hiện như vậy có sớm không và tôi cần ăn uống như thế nào để đề phòng bị sản giật sau này? Xin cảm ơn bác sĩ!

Trả lời:

Chào bạn,

Hiện tượng bị xuống máu chân hay còn gọi là phù chân Phù chân khi mang thai có thể do các nguyên nhân sau:

- Nội tiết: Trọng lượng cơ thể thai phụ tăng trong thai kỳ nhất là 3 tháng cuối, đã gây sức ép lên đôi chân khiến bàn chân bị phù. Ngoài ra nội tiết trong cơ thể thay đổi dẫn đến lượng máu trong cơ thể thai phụ dồn về chân nhiều hơn.

- Mặc đồ quá chật.

- Ngồi lâu hoặc ngồi bắt chéo chân ở xuất hiện ở nhân viên văn phòng.

- thừa cânbéo phì

- Giầy dép: Đi giầy, dép chật hoặc cao gót cũng khiến cho đôi chân thai phụ bị gò bó, khó chịu và sưng phù.

- Nhiễm độc thai nghén: kèm theo protein niệu, tăng huyết áp đái ít. Hiện tượng này gây tiền sản giậtsản giật có thể gây tử vong ở mẹ và con.

- 1 số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ sưng phù chân tay ở thai phụ như nhiệt độ cao trong mùa hè, đứng lâu, làm việc nhiều, ăn mặn, uống nhiều cà phê axit uric máu tăng cao,…

Bạn phải đi khám chuyên khoa sản để bác sĩ đo huyết áp và cân nặng, làm xét nghiệm nước tiểu … để sớm có cách phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Để phòng ngừa tiền sản giật và sản giật, bạn nên:

- Khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.

- Tăng cân hợp lý: nên có chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối, tránh thừa cân hoặc béo phì

- Ăn nhạt: tốt cho tim mạch và giúp hạn chế phù nề

- Nằm nghiêng: Thai phụ nên nằm nghiêng vì đây là tư thế thoải mái nhất cho người mẹ đồng thời giúp máu vận chuyển qua thai nhi dễ dàng hơn.

Chúc bạn có thai kỳ khỏe mạnh!

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật