Khốn khổ vì căn bệnh “Đứng ngồi không yên sau tết”

Trong số các loại bệnh thường gặp, bệnh trĩ là loại bệnh có nguy cơ tái phát nhiều lần nhất trong mỗi dịp Tết, khiến bệnh nhân đau đớn, khổ sở.

Phát hiện, điều trị bệnh sớm tránh nguy cơ biến chứng

Đa số mắc bệnh trĩ đều rất chủ quan, bởi đây là nhóm bệnh tế nhị nên thường mang tâm lý ngại đi khám. Chỉ khi nào phát hiện máu tươi búi trĩ sa xuống, kèm theo đau đớn không tiểu tiện được, lúc đó bệnh nhân mới tức tốc vào viện khám hoặc “cuống cuồng” tìm phương pháp điều trị.

Như chị Ngọc H - nhân viên văn phòng chia sẻ: “Cách đây 2 năm mình bị trĩ, sau khi điều trị, mình sinh hoạt lại bình thường, bởi đã thoát khỏi cảnh đứng ngồi không yên. Nhưng niềm vui chẳng được bao lâu, nhất là vào mỗi dịp nghỉ Tết mình lại bị tái phát, do chế độ ăn uống bị đảo lộn nên trĩ đã quay lại hành hạ .Giờ mình thấy bệnh còn nặng hơn ngày trước khi búi trĩ sa hẳn ra ngoài và khi đại tiện chảy máu tươi rất nhiều. Đây cũng là do thói quen ăn uống, vì Tết mình lười ăn rau và không bổ sung nhiều nước nên mới như vậy. Mình cũng đang đau đầu tìm phương pháp cải thiện triệt để…”

Trong xã hội hiện nay, trường hợp như chị L. không hiếm gặp, vì bệnh trĩ không loại trừ độ tuổi. Các chuyên gia sức khỏe cho rằng “người mắc bệnh ngày càng  trẻ hóa”,  đa phần là do thói quen ăn uống cũng như sinh hoạt không hợp lý. Đặc biệt, căn bệnh này rất hay “ghé thăm” khối văn phòng do ngồi nhiều và ít vận động.

Nhân viên văn phòng nên vận động nhiều hơn

Nhân viên văn phòng nên vận động nhiều hơn

Khi phát hiện sớm, bệnh mới ở cấp độ 1, cấp độ 2 sẽ giúp bệnh nhân điều trị nhanh chóng và đỡ tốn kém. Người bệnh có thể tự cân bằng chế độ ăn uống tập luyện thể thao kết hợp sử dụng các bài thuốc Đông Y. Ngược lại, khi bệnh bước sang giai đoạn nặng, cần phải triệt tiêu búi trĩ bằng phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, loại bỏ búi trĩ bằng phương pháp này, thường rất đau và có thể xảy ra một số biến chứng như: nhiễm trùng hậu môn, hẹp hậu môn.

Điều trị bệnh trĩ theo chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh

Đa số bệnh nhân nghĩ rằng phương pháp phẫu thuật là giải pháp triệt để nhất. Những ít ai biết rằng nếu không giữ gìn ăn uống điều trị đúng, búi trĩ vẫn có thể “đùn ra” sau vài tháng. Điều này lý giải rằng: Tại sao vào mỗi dịp nghỉ lễ, những người có tiền sử trĩ lại dễ dàng bị tái phát và tiếp tục hứng chịu những cơn đau mà tưởng chừng không bao giờ gặp phải nữa..

Điều trị bệnh trĩ nên có chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh

Chính vì vậy, việc phòng ngừa bệnh trĩ sớm là cần thiết, cho nên, mọi người không nên bỏ qua một số món ăn lành mạnh như: chuối khoai lang sữa chua mồng tơi đậu phụ mộc nhĩ…và cần bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày. Với những thực phẩm  trên, giúp cho chứng táo bón không xuất hiện, đồng nghĩa với việc người bệnh có thể vô tư đại tiện mà không sợ đau rát hay chảy máu tươi …

Bên cạnh đó, trong mỗi dịp Tết, người bệnh không nên có suy nghĩ “thả lỏng vài hôm”, bởi thói quen xấu này chính là nguyên nhân gây bệnh tái phát và nguy hiểm hơn lần trước.

Lời khuyên từ PGS.TS Mai Tất Tố - trường ĐH Dược Hà nội

PGS.TS Mai Tất Tố nhận  định, người mắc bệnh trĩ nên điều trị dứt điểm ngay từ giai đoạn đầu. Bệnh nhân không nên quá lạm dụng vào thuốc kháng sinh thuốc bôi, bởi các loại thuốc này chỉ có tác dụng giảm đau tức thời chứ không điều trị bệnh tận gốc.

Chính vì vậy, người bệnh nên thiên về các bài thuốc dân gian hoặc các bài thuốc Đông Y có tác dụng bổ tỳ vị kết hợp với ăn uống sinh hoạt điều độ, để tránh phải dùng đến biện pháp phẫu thuật gây đau đớn hoặc gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật