Liệu bạn đã biết tiêm phòng dại thế nào mới đúng cách?

Khi bị chó mèo cắn, bạn cần quan sát, theo dõi con vật trong vòng 10 ngày và thực hiện tiêm phòng dại theo đúng quy định.

Bệnh dại chủ yếu xuất hiện ở những động vật máu nóng như chó, mèo. Những người mắc bệnh dại là do chó, mèo bị bệnh dại cắn hoặc cào. Nước dãi từ những con vật bị nhiễm bệnh sẽ truyền vi-rút dại sang người thông qua vết cắn, vết cào hoặc những vết thương trầy xước ở trên da.

Cho đến nay, y học hiện đại lẫn y học cổ truyền đều khẳng định bệnh dại khi lên cơn thì đều dẫn đến tử vong Biểu hiện lâm sàng của bệnh dại ở người là sợ gió, sợ nước co giật liệt, mắt đỏ. Thời gian ủ bệnh thường là 10 - 120 ngày, tùy thuộc vào vị trí vết cắn và độc lực của vi-rút dại.

Biện pháp duy nhất và hiệu quả nhất để chữa trị những đối tượng bị động vật dại cắn hoặc tiếp xúc với vi-rút dại hiện nay là tiêm phòng dại và huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt, không nên tự ý tìm cách chữa bệnh bằng các phương thuốc không rõ nguồn gốc, gây nguy hại đến tính mạng.

Việc tiêm phòng dại đúng đắn và kịp thời là điều cần thiết, giúp con người tránh khỏi những hệ quả đáng tiếc có thể xảy ra khi bị chó, mèo cắn. Sau đây là một số lưu ý quan trọng, giúp bạn hiểu rõ và thực hiện đúng việc tiêm phòng dại.

Vi-rút dại có thể lây nhiễm sang người qua vết cắn của chó mèo

Vi-rút dại có thể lây nhiễm sang người qua vết cắn của chó mèo

Tiêm phòng dại như thế nào cho đúng?

- Những người bị chó cắn không chảy máu: Theo ThS. Nguyễn Kiên Cường, Viện Y học Dự phòng quân đội, đối với những người ở địa phương có lưu hành dịch nên tiêm phòng dại và kết hợp việc theo dõi con chó. Nếu sau 10 ngày, con chó không chết thì chuyển từ điều trị dự phòng sau phơi nhiễm thành trước phơi nhiễm.

Với đối tượng ở địa phương không có dịch bệnh dại lưu hành, thì cần theo dõi con chó trong vòng 10 ngày, nếu con chó chết thì cần đi tiêm phòng ngay. Nếu con chó còn sống, bạn không cần đi tiêm phòng.

- Người đã tiêm phòng dại và bị chó nhà cắn: Đối với những người đã tiêm phòng dại, nếu bị chó nhà cắn, cơ thể vẫn còn kháng thể có hiệu lực để bảo vệ với bệnh dại thì có thể không cần tiêm phòng.

Nếu nhận thấy nồng độ kháng thể dưới ngưỡng bảo vệ và con vật nghi bị mắc bệnh dại thì cần tiêm nhắc lại. Theo dõi trong 10 ngày, nếu con vật không bị chết thì không cần tiêm phòng. Nếu con chó bị ốm, bệnh thì cần tìm đến cơ sở y tế dự phòng ở địa phương để được thăm khám và tư vấn kịp thời.

- Trẻ nhỏ bị chó cắn: ThS. Nguyễn Kiên Cường cho rằng, quan sát trong 10 ngày, con vật không có biểu hiện của bệnh dại thì chưa cần tiêm phòng dại ngay.

Nếu con chó chưa được tiêm phòng, bạn có thể tiêm phòng dại ngay cho trẻ kết hợp với việc quan sát con vật trong vòng 10 ngày. Nếu con vật không chết thì ngừng tiêm phòng hoặc chuyển từ điều trị dự phòng sau phơi nhiễm thành trước phơi nhiễm.

- Đối với phụ nữ mang thai bị chó, mèo cắn: phụ nữ đang mang thai thường có sức đề kháng kém. Nếu chó, mèo chưa được tiêm ngừa vắc-xin phòng dại thì cần đưa ngay tới Trung tâm Y tế dự phòng để được tiêm phòng dại phù hợp với người đang mang thai

Lưu ý: Khi tiêm vắc-xin cần phải tiêm đủ liều theo quy định của nhà sản xuất, đúng kĩ thuật và vắc-xin đảm bảo được bảo quản ở nhiệt độ từ 4 - 8oC. Phải thực hiện tiêm đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất vắc-xin.

Cách chăm sóc sau khi tiêm phòng dại

- Không được làm việc quá sức, đảm bảo sức khỏe để sinh hoạt và lao động. Ngủ đủ giấc, không thức quá khuya.

- Tuyệt đối không uống rượu bia sử dụng các chất kích thích trong thời gian tiêm phòng. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý.

- Không sử dụng các loại thuốc corticoides, ACTH thuốc làm giảm miễn dịch trong và sau khi tiêm vắc-xin dại 6 tháng.

- Nếu sau khi tiêm phòng, bạn gặp các phản ứng phụ như: Tại chỗ tiêm bị ngứa, sưng và đau; toàn thân thấy mệt mỏi đau nhức chóng mặt sốt đau khớp dị ứng thì cần đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật