Phù chân ở những người mang thai có nguy hiểm gì không?
Bà bầu 3 tháng cuối có nên làm "chuyện ấy" hay không?
Cách chọn tư thế ngủ tốt nhất cho bà bầu không thể không biết
(Lê Thị H. - TP.HCM)
Phần lớn những phụ nữ khi mang thai nhất là vào những tháng cuối của thai kỳ đều bị phù chân Chân phù có thể không gây ra tử vong nhưng gây nhiều nỗi lo sợ cho người phụ nữ và gia đình Làm cho việc đi lại trở nên khó khăn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
Có nhiều nguyên nhân gây phù chân ở sản phụ. Trong đó có một nguyên nhân ít được chú ý đến đó là phù chân do suy và giãn tĩnh mạch.
Theo nghiên cứu của các nhà y học lâm sàng thì có 3 nhóm nguyên nhân chính gây ra giãn tĩnh mạch chân:
Nhóm những yếu tố làm cản trở máu chảy về tim:
- Mặc đồ quá chật.
- Có thai và thai lớn.
- Chơi các môn thể thao nặng làm gia tăng áp lực trong ổ bụng hay trong lồng ngực như tập tạ, khiêng vác nặng.
- ho nhiều và ho lâu trong các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
- Táo bón thường xuyên là nguyên nhân thường gặp ở người lớn tuổi
- ngồi lâu hoặc ngồi bắt chéo chân ở nhân viên văn phòng.
- Dư cân và béo phì
Những yếu tố làm giãn thành mạnh tĩnh mạch:
- Các loại nội tiết tố của phụ nữ có trong thuốc ngừa thai, trong lúc mãn kinh va trong thai kỳ.
- Chất cồn có trong rượu bia nếu người phụ nữ uống quá bia rượu quá nhiều.
- Hơi nóng và ẩm ở các gia đình sử dụng máy sưởi bằng hơi nước trong mùa đông.
Những yếu tố làm ảnh hưởng đến hoạt động bơm máu của cơ vùng chân:
- Bệnh nhân phải đứng làm việc hoặc ngồi lâu trong một thời gian dài.
- Thói quen mang giày cao gót ở phụ nữ.
- Bệnh nhân bị liệt chân do tai biến mạch máu não hay do các bệnh về thần kinh.
Như vậy ở những phụ nữ có thai có hai yếu tố quan trọng gây ra phù chân đó là: Sự cản trở máu trở về tim do có thai, càng về những tháng cuối thai nhi sẽ lớn dần làm tăng áp lực trong ổ bụng và tạo nên một lực ép khá lớng lên các tĩnh mạch vùng chậu làm cho máu khó chảy trở về tim được. Một yếu tố khác cũng khá quan trọng đó là sự rối loạn của các nội tiết tố phụ nữ trong thời kỳ mang thai cũng làm dãn thành của tĩnh mạch, góp phần vào sự ứ trệ tuần hoàn và làm máu về tim khó khăn hơn.
Điều trị khá đơn giản:
Việc sử dụng các loại thuốc làm bền và tăng trương lực của thành mạch mặc dù không có hại gì cho người mẹ và thai nhi Nhưng tâm lý chung của người bệnh và cả thầy thuốc cũng ngại sử dụng sợ các tác dụng ngoài ý muốn.
Thai phụ cần phải theo dõi sát sự phát triển của bào thai tránh tâm lý bồi dưỡng cho thai phụ nhiều chất bổ dưỡng quá làm thai quá to, không những gây phù chân mà còn gây khó khăn trong việc sinh nở Tránh đứng lâu và nằm ngủa gác chân chân cao trên gối.
Một số trường hợp có thể sử dụng các loại tất y khoa theo chỉ định của thầy thuốc nhằm tăng tác động cơ học lên thành tĩnh mạch giảm đường kính của các tĩnh mạch chân và làm cho các van tĩnh mạch luôn áp sát vào nhau, giúp cho sự lưu thông máu theo một chiều từ ngoại vi về tim được dễ dàng.
- Ăn bao nhiêu thịt đỏ mỗi ngày thì không gây hại? Sự thật... (Thứ năm, 12:35:07 25/03/2021)
- Vì sao hạt dẻ cười tốt cho người bệnh tiểu đường? (Thứ năm, 16:44:00 18/03/2021)
- Khi nào nổi hạch là dấu hiệu ung thư? Nổi hạch kèm dấu hiệu... (Thứ Ba, 08:58:03 02/02/2021)
- Những ai có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ? (Thứ năm, 16:15:06 29/10/2020)
- Nhạc sĩ Trần Tiến bị đồn mắc ung thư vòm họng, căn bệnh... (Thứ năm, 08:30:02 08/10/2020)
- Bị sốt xuất huyết nên kiêng gì? (Thứ bảy, 18:00:09 03/10/2020)
- Vì sao răng sữa bị sâu? (Thứ sáu, 15:31:07 02/10/2020)
- Cần làm gì khi trẻ bị tiêu chảy cấp? (Thứ Ba, 10:35:02 22/09/2020)
- Triệu chứng thường gặp khi bị đau gót chân (Thứ sáu, 13:31:08 18/09/2020)
- Cơ thể xuất hiện "1 tím 2 yếu 3 nhiều” cảnh báo tim gặp... (Chủ nhật, 07:32:08 16/08/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:04 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:07 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:01 12/02/2023