Phương pháp đo bàn chân có thể cứu mạng sống trẻ em

Hàng năm, cứ 10 đứa trẻ sinh ra sẽ có 1 đứa chết yểu, và ước tính trên toàn cầu sẽ có khoảng 1 triệu trẻ em yểu mạng như thế. Nhưng cũng có một phương pháp đang được áp dụng ở Tanzania, phương pháp này giúp đo bàn chân trẻ em và có thể cứu mạng sống của nó.

Trong những tuần cuối cùng của thai kỳ ý tưởng lao động sớm có vẻ không có gì xấu. Nhưng việc sinh non – thường được phân loại là trước 37 tuần tuổi thai – lại có thể dẫn đến những ảnh hưởng sức khỏe về lâu về dài. Tùy thuộc vào khả năng sinh sớm của em bé như thế nào, mà các bé sơ sinh có thể không bị ảnh hưởng hoặc để lại thương tật vĩnh viễn hay trục trặc khả năng nghe hiểu.

Vấn đề sinh non là một thực trạng khá phổ biến ở Nam Á và vùng phụ cận hoang mạc Sahara, chiếm khoảng hơn 80% các trường hợp tử vong được gây ra bởi các biến chứng sinh non. Một ví dụ điển hình, ở vùng nông thôn Tanzania, cứ mỗi 30 trẻ em sinh non thì sẽ có 1 em bé không sống quá 4 tuần tuổi. Tuy nhiên, phần lớn các bé sinh non dạng này có thể tồn tại bằng một lời khuyên đơn giản dành cho các sản phụ. Và lời khuyên này, được đúc kết bởi một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế, có thể bắt đầu bằng dấu chân.

Đo dấu chân

Phần lớn các bà mẹ tại những nước có thu nhập cao thường mỗi khi sinh đẻ đều phụ thuộc vào các trang thiết bị y tế tiên tiến hoặc sự giúp đỡ của các bà mụ được huấn luyện tay nghề cao. Với những trường hợp sinh con thấp ký hay mẹ vỡ ối sớm đều có thể được quyết ngay tức thì. Ngược lại, khoảng 40% phụ nữ sinh con tại các quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp thì sẽ không nhận được sự giúp đỡ của hệ thống y tế chuyên sâu. Và do thời hạn thai kỳ không chính xác, nhiều phụ nữ trong số này sẽ không thể biết chính xác con của họ sinh quá sớm hoặc quá nhỏ.

Tuy nhiên, bằng việc đo chính xác dấu chân của trẻ sơ sinh có thể được xem là tấm giấy ủy quyền đơn giản đối với sự sống của trẻ. TS Joanna Schellenberg đến từ Trường y học nhiệt đới và vệ sinh London (LSHTM), cho biết thông qua hãng tin BBC: “Có một vùng màu xám xuất hiện ở chân khi trẻ em nằm giữa 2,1kg và 2,4kg, đó là dấu hiệu cho thấy trẻ sẽ dễ bị nhiễm bệnh và các vấn đề sức khỏe khác. Nhưng khi một đứa trẻ chào đời tại nhà, không có cách nào để cân trọng lượng chúng”.

Để xứ lý vấn đề này, bà Joanna Schellenberg và các đồng nghiệp của mình tại Viện nghiên cứu sức khỏe Ifakara (IHI, Tanzania) đã tiến hành thực hiện một chiến lược gọi là “Mtunze Mtoto Mchanga” dịch nghĩa là “bảo vệ trẻ sơ sinh”. Phương pháp này hiểu nôm na là nó sử dụng một bức ảnh có khắc họa 2 dấu chân trên một miếng thẻ nhiều lớp, và một tình nguyện viên địa phương sẽ đặt dấu chân trẻ đối chiếu với những hình ảnh này. Nếu em bé có bàn chân nhỏ hơn so với hình ảnh của bàn chân nhỏ nhất, khoảng 67mm, khi đó sản phụ sẽ được khuyên nên đem con tới bệnh viện ngay tức khắc. Nhưng nếu bàn chân em bé lớn hơn so với hình ảnh bàn chân nhỏ nhất thì sản phụ sẽ được cho biết rằng, đứa trẻ mới sinh cầm chắc có cơ hội sống khỏe mạnh.

Mặc dù chiếc thẻ đã cho ra thông số khá chính xác trong khoảng 5 ngày đầu tiên khi đứa trẻ chào đời, tuy nhiên, có ý kiến cho rằng ngay khi trẻ mới sinh được 2 ngày thì nên dùng phương pháp này để chẩn đoán thì sẽ kịp thời tìm ra rủi ro gây chết người ở trẻ mà không cần thông qua bất kỳ chăm sóc chuyên khoa nào. Chị Mariam Ulaya là một trong những tình nguyện viên tại làng Namayakata Shuleni, chị tưhờng ghé thăm các sản phụ trước và sau khi họ sinh con. Chị Mariam cho biết: “Nếu tôi do kích thước chân lũ trẻ sơ sinh mà thấy chân chúng nhỏ hơn bình thường, thì tôi sẽ khuyên các bà mẹ nên cấp tốc đem con họ tới bệnh viện Tôi cũng hay mang theo bên mình một con búp bê nhỏ tên là Opendo. Opendo sẽ giúp tôi minh họa cách các bà mẹ cho con họ bú sữa như thế nào”. 

Bàn chân lớn trên tấm thẻ vàng tượng trưng cho cho kích cỡ đầy đủ của một bàn chân trẻ sơ sinh. Nếu chân trẻ sơ sinh nhỏ hơn ảnh chân trên tấm thẻ, thì đứa trẻ cần nhập viện điều trị ngay tức khắc.

Nó đã giúp con tôi sống sót

Liệu pháp tư vấn này xem ra khá đơn giản song nó thực sự có thể tạo nên sự khác biệt giữa sự sống và cái chết. Một báo cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã nói rằng có khoảng 15 triệu trẻ em sinh non trên toàn cầu mỗi năm, hơn 80% trong số trẻ lọt lòng mẹ trong khoảng 32 và 37 tuần tuổi. Hầu hết các em bé sinh non sẽ có cơ hội tồn tại nếu có thêm sự ấm áp được tiếp xúc thông qua da và bằng việc cho con bú thường xuyên sẽ giúp chống hiện tượng nhiễm trùng ở trẻ.

Thực vậy, các quốc gia đã báo cáo rằng ước tính có khoảng 75% trường hợp tử vong ở trẻ sinh non tháng có thể được phòng ngừa theo cách này – mà không hề tốn kém chi phí hay quá phiền phức bởi các thủ tục chăm sóc đặc biệt.

Chị Salima Ahmad, 25 tuổi, chị đang sống cùng 3 con tại ngôi làng Namahyakata Dinduma ở Tanzania. Thằng bé út tên là Alhaji, là trẻ sinh non. Salima nhớ lại : « Tôi hơi ngạc nhiên vì nhiều trẻ sinh non thường chết yểu nhưng ơn Chúa là thằng bé nhà tôi đã sống sót”. Mặc dù bé Alhaji chào đời tại bệnh viện địa phương nhưng may là chị Salima đã nhận được lời khuyên và sự ủng hộ của các tình nguyện viên từ Mtunze Mtoto Mchanga về cách chăm sóc trẻ một khi Salima có việc rời nhà.

Bà mẹ trẻ vui mừng nói: “Bằng cách tiếp xúc hơi ấm giữa mẹ và con đã mang lại sự sống cho Alhaji”. Salima cũng hiểu nhiều hơn về sự sống sót của thằng bé con chị sẽ giúp cho các bà mẹ có hoàn cảnh giống như chị sẽ có một hướng xử lý đúng cách. Bà mẹ trẻ chân thành khuyên bảo: «Nó sẽ giúp ích rất nhiều cho các bà mẹ lỡ sinh non. Nó cung cấp cho các bà mẹ một hướng xử lý đúng mực về cách xử lý tình huống”. 

Các tình nguyện viên địa phương đang chia sẻ những kiến thức về chăm sóc trẻ sinh non.

Liệu pháp đơn giản, độc đáo

Dự án vẫn còn đang diễn ra và phải mất thêm 6 tháng nữa trước khi có kết quả rõ ràng rằng bằng cách đo dấu chân trẻ có thể cứu mạng sống cho hàng ngàn trẻ sơ sinh Tuy vậy, nó đã có một hướng tác động tích cực cho các bà mẹ Tanzania rong việc chuẩn bị sinh nở của mình. Lời khuyên từ các tình nguyện viên như Mariam Ulaya cũng góp phần vào sự gia tăng các chọn lựa ở sản phụ là nên đến các trung tâm y tế hơn là sinh đẻ tại nhà.

Bác sĩ Isa Lipupu làm việc tại trung tâm y tế Nangururwe, cho biết: “Trong vòng 2 năm qua, chúng tôi đã thực hiện 20 ca sinh nở tại trung tâm. Nhưng tại thời điểm này, chúng tôi đã đón nhận hơn 40 trẻ em. Khoảng từ 60% đến 80% tất cả các sản phụ đều sinh nở an toàn”. Nếu chiến lược được chứng minh thành công, kế đó nó sẽ được tung ra triển khai đồng loạt cho phần còn lại của Tanzania, các tình nguyện viên sẽ nhanh chóng tiếp cận những trẻ sơ sinh tiềm tàng rủi ro chết yểu.

Chị Mariam Ulaya nói: “Hiện giờ nhiều người đã nhận thức công việc mà tôi đang làm. Tất cả các gia đình đã vồn vã khi tôi đến và họ chấp nhận chương trình. Trong vùng đã có nhiều thay đổi tích cực và tôi tự hào về những thành quả đã đạt được”.

Những nhân tố rủi ro đối với trẻ sinh non

Không có nguyên nhân rõ ràng ở trẻ sinh non và có khuynh hướng nhiều yếu tố khác nhau can dự vào.

Những nhân tố tác hại bao gồm hiện tượng truyền nhiễm ở cơ quan sinh dục và đường tiểu tiền sản giật các vấn đề về nhau thai và các dạng bệnh tiểu đường thai kỳ

Béo phì là một nhân tố rủi ro chính gây sinh non Obesity is another major risk factor for premature birth.

Fibronectin bào thai là một loại protein mà có thể được sử dụng như là một chỉ số đáng tin cậy của sinh non. Thông thường nó xuất hiện khi thai đạt 22 tuần tuổi và sẽ xuất hiện lần nữa vào cuối thai kỳ.

Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng những mức độ thấp của Hormone progesterone có trong nước bọt cũng có khả năng làm cho phụ nữ đột ngột sinh non.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật